Chiến lược marketing của Bibica hướng đến mở rộng thị trường, phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao công nghệ
Bibica là doanh nghiệp hoạt động trong thị trường bánh kẹo Việt Nam với lượng lớn thị phần đáng mơ ước. Vượt qua các “ông lớn lão làng” như Kinh Đô, Hữu Nghị, Hải Hà,… Bibica trở thành thương hiệu bánh kẹo “phủ sóng” khắp cả nước và được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Một trong những chìa khóa thành công chính là chiến lược marketing của Bibica . Cùng “giải mã” ngay.
Nội dung
1. Tổng quan thị trường bánh kẹo
Theo Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Công Thương, cơ cấu các nhóm sản phẩm kỹ nghệ thực phẩm theo hướng tăng tỷ trọng các nhóm sản phẩm bánh kẹo. Cụ thể, đến năm 2020, ngành sản xuất bánh kẹo phấn đấu đạt sản lượng 2.200.000 tấn. Chiếm 40,43% trong tổng cơ cấu ngành kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam.
2. Giới thiệu tổng quan về Bibica
2.1 Đôi nét về Bibica
Bibica được thành lập chính thức vào ngày 16/ 01/ 1999 từ việc cổ phần hoá ba phân xưởng của Công ty Đường Biên Hoà. Tương ứng là ba dây chuyền sản xuất hiện đại. Dây chuyền kẹo được nhập khẩu từ Châu Âu. Dây chuyền bánh Biscuits theo công nghệ APV của Anh. Dây chuyền mạch nha với thiết bị đồng bộ dùng công nghệ thủy phân bằng Enzyme và trao đổi ion lần đầu tiên có ở Việt Nam được nhập khẩu từ Đài Loan.
2.2 Sự phát triển của Bibica
Sau hơn 20 năm phát triển, nhắc đến Bibica là nhắc ngay đến thương hiệu bánh kẹo uy tín hàng đầu. Nó đã trở thành “tượng đài” bánh kẹo khó thay thế ở Việt Nam. Ngoài bánh kẹo, Bibica còn đầu tư sản xuất, phát triển và mở rộng đa dạng dòng sản phẩm với máy móc hiện đại nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Cụ thể là snack, socola, bột ngũ cốc,… Ngoài ra, còn có các sản phẩm dinh dưỡng cho đối tượng đặc biệt như trẻ em, bà bầu, người ăn kiêng, bị bệnh tiểu đường… Bên cạnh đó còn có các sản phẩm tập trung sản xuất theo mùa vụ như bánh trung thu hay socola.
Các sản phẩm của Bibica đã có mặt khắp các tỉnh thành trên cả nước. Số lượng cửa hàng, siêu thị trưng bày bánh kẹo của Bibica đã lên đến 600. Số lượng nhà phân phối chính thức cán mốc 120 với hơn 100.000 điểm bán trải dài từ Bắc vào Nam. Chưa kể, Bibica còn vượt ra ngoài biên giới, có mặt ở 21 quốc gia. Trong đó, đã chinh phục một số đất nước khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Cuba,… Các đối thủ cạnh tranh với Bibica tại thị trường Việt Nam có thể kể đến những cái tên như Kinh Đô, Hữu Nghị… Một số các thương hiệu nước ngoài đang ngày càng đe dọa tới thị phần của Bibica.
2.3 Chỉ số kinh doanh Bibica
Bibica đang góp phần không nhỏ vào khoảng 660 triệu USD xuất khẩu bánh kẹo, mang về gần 300 triệu thặng dư thương mại trong năm 2019. Theo BCTC hợp nhất quý 2/2021, Bibica có kết quả kinh doanh quý thấp nhất với lợi nhuận triệu đồng. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2021, Bibica ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 7.4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2020 chỉ hơn 1 tỷ đồng, tương đương tăng 579,85%. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận của Bibica chỉ đạt gần 7,6 tỷ đồng. Tương đương 7,6% kế hoạch năm.
Mỗi năm Bibica cung cấp 20.000 tấn bánh kẹo ra thị trường thông qua 160 nhà phân phối, 145.000 điểm bán và 15 thị trường xuất khẩu. Thương hiệu đặt mục tiêu chiếm 15% thị phần với doanh thu 4.000 tỷ đồng vào năm 2024. Đứng số 1 ngành bánh kẹo Việt Nam vào năm 2025. Bibica hiện chiếm khoảng 8% thị phần ngành bánh kẹo tại thị trường Việt Nam, trong đó chiếm số nhiều là các thương hiệu bánh kẹo nội địa.
Xem thêm:
- Chiến lược marketing của Oreo – Bậc thầy thao túng tâm lý
- Chiến lược marketing của Nestlé – Thống lĩnh ngành FMCG
3. SWOT của Bibica
Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay mô hình SWOT của Bibica.
3.1 Điểm mạnh (Strengths)
- Thấu hiểu người tiêu dùng và chiếm trọn tín nhiệm khi Bibica là thương hiệu Việt. Nó được bình chọn danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao kể từ năm 1997.
- Lọt top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam.
- Đóng góp lớn vào tổng doanh thu công ty khi doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong nước hàng năm chiếm 96% – 97%.
- Sở hữu lượng lớn nhà phân phối khắp cả nước. Đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và nhà phân phối tại miền Bắc.
- Không ngừng đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm mang đến các sản phẩm đa dạng, phù hợp với thị hiếu với giá thành phải chăng.
- Mở rộng ngành hàng, đầu tư thêm dây chuyền kẹo dẻo 20 tấn/ngày, nâng cấp công suất bánh, quy hoạch nhà máy theo hướng tập trung hơn.
- Đủ công suất gia tăng sản lượng lên gấp 3-4 lần so với hiện tại.
3.2 Điểm yếu (Weaknesses)
- Sản phẩm không phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
- Chi phí nguyên vật liệu bị tác động khi tỷ giá biến động do phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này ảnh hưởng đến mức giá sản phẩm.
- Chỉ tập trung phân phối sản phẩm trong nước. Chưa chú trọng khai thác và mở rộng thị trường quốc tế.
3.3 Cơ hội (Opportunities)
- Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Điều này được thể hiện qua mức tăng trưởng từ 7 – 8%/ năm trong vài năm trở lại đây.
- Ngành Food (thực phẩm – PV) có sự ổn định so với các ngành khác dù dịch Covid.
3.4 Thách thức (Threats)
- Các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có mức giá cạnh tranh sau khi Việt Nam chính thức gia nhập AFTA.
- Những thay đổi trong các thông tư, nghị định liên quan đến nhập khẩu chính thức có hiệu lực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá nguyên liệu đầu vào.
- Một số mặt hàng nhập khẩu chưa thể tự sản xuất (chiếm 30% thị phần).
- Đối thủ ngày càng nhiều với mối đe dọa cạnh tranh lớn cả trong và ngoài nước. Những doanh nghiệp này ngày càng phát triển.
4. Chiến lược Marketing của Bibica chi tiết
4.1 Triết lý kinh doanh của Bibica
Triết lý kinh doanh của Bibica là: “cung cấp những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tới khách hàng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp, hấp dẫn, tất cả vì sức khỏe và sự ưa thích của khách hàng.” Triết lý này được áp dụng xuyên suốt các hoạt động kinh doanh của Bibica bao gồm:
- Không ngừng cải tiến kỹ thuật với máy móc hiện đại.
- Đặt khách hàng lên hàng đầu, thấu hiểu và cung cấp những điều tốt nhất cho họ.
- Tối ưu giá thành nhằm mang đến cơ hội tiếp cận sản phẩm chất lượng cho tất cả mọi người.
- Tuân thủ các quy định của nhà nước và đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng và thực hiện trách nhiệm với xã hội.
4.2 Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Bibica
Bibica hướng đến mở rộng thị trường, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao công nghệ. Cụ thể:
- Phát triển, mở rộng thực phẩm bổ sung vi chất và thực phẩm chức năng. Đây cũng chính là sản phẩm chiến lược trong những năm tới. Mục tiêu doanh thu nhóm sản phẩm này tăng trưởng đến 150%.
- Củng cố và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm:
– Thị phần nội địa: mỗi năm tăng 3 – 5% thị phần bánh kẹo.
– Phát triển hệ thống bán lẻ: hiện nay mới chỉ có 10% trên tổng số điểm bán lẻ có bán sản phẩm của Bibica.
– Mở rộng quy mô và phạm vi các kênh phân phối. Đặc biệt trú trọng đến những vùng sâu vùng xa thông qua hệ thống đại lý và nhà phân phối.
– Phát triển thị trường xuất khẩu sang một số nước như Philippines, Bangladesh, Cam-pu-chia, Taiwan, Nhật Bản, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Thái Lan, Reunion, Lào, các nước Trung Đông, Châu Phi. Doanh số xuất khẩu đạt 1,5 triệu USD.
4.3 Lợi thế cạnh tranh của Bibica
- Bibica sở hữu 3 nhà máy lớn đặt tại Bình Dương, Biên Hòa, Hà Nội. Cùng với đó là 10 dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại. Nó giúp đáp ứng khả năng cung ứng lên đến 70 tấn bánh kẹo mỗi ngày.
- Hệ thống an toàn, bảo mật thông tin được đầu tư và nâng cấp liên tục. Từ đó, đảm bảo an toàn và tối ưu cho hoạt động của toàn bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, các thiết bị. Đặc biệt là khi có sự cố mất điện, cháy nổ xảy ra.
- Phát triển đầu tư nguồn nhân lực giúp hoạt động sản xuất, quản lý và phân phối sản phẩm hiệu quả hơn.
4.4 Phạm vi chiến lược kinh doanh của Bibica
-
Mở rộng thị trường
Tận dụng lợi thế cạnh tranh về chỗ đứng, vị thế cùng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Đặc biệt là dây chuyền sản xuất hiện đại. Bibica đã nghiên cứu các giải pháp nhằm mở rộng thị trường đầy tiềm năng trong nước và nước ngoài. Đồng thời, tập trung phục vụ thị trường cũ để giữ vững thị phần của mình. Đây chính là chiến lược đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững.
-
Phát triển sản phẩm
Tận dụng thế mạnh sẵn có về nguồn nhân lực, vốn, dây chuyền hiện đại và đời sống ngày càng đượccải thiện Bibica đã kết hợp với cơ hội bên ngoài (nhu cầu, thị hiếu,…) và nguồn nguyên vật liệu dồi dào để cải tiến sản phẩm. Qua đó, có thể nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp.
-
Cung ứng nguyên liệu
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu sẵn có cho sản xuất, Bibica đã hợp tác cố định và lâu dài với nhà cung cấp trong và ngoài nước. Với hợp đồng dài hạn, các nhà cung cấp luôn được hỗ trợ tài chính phù hợp. Từ đó, gia tăng khả năng gắn kết mối quan hệ hợp tác khăng khít hơn.
-
Hợp tác, phát triển thương hiệu
Kinh tế hội nhập khiến mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Do đó, Bibica và các công ty trong nước đã hỗ trợ và giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn khi cần thiết.
4.5 Hoạt động chiến lược kinh doanh của Bibica
-
Chiến lược về sản phẩm
Vấn đề đặt ra
Các sản phẩm của Bibica đáp ứng nhu cầu về thực phẩm trước kia. Đó là hướng đến phục vụ nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, nhu cầu con người tăng lên theo đời sống. Vấn đề thực phẩm được quan tâm hơn. Bởi vậy, họ lựa chọn những sản phẩm có giá trị chất lượng hơn thay vì số lượng.
Khai thác Insight của khách hàng Việt “đồ ăn sức khỏe”
Sản phẩm của Bibica là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật làm bánh truyền thống và những thành tựu khoa học mới về sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng. Do đó, sản phẩm của Bibica không chỉ giữ được hương vị truyền thống mà còn bổ sung những hợp chất sinh học rất có lợi cho sức khỏe.
Mở rộng đa dạng dòng sản phẩm
Dựa trên nhu cầu thực tế đó, Bibica đã đưa ra những sản phẩm mang tính đặc thù và chiến lược riêng. Trong đó, có các sản phẩm truyền thống, đi vào tiềm thức nhưng được cải tiến trên cơ sở công thức cũ. Chẳng hạn như Socola, các loại kẹo giá trị thấp, Biscuits and cookies.
Ngoài ra, Bibica cũng tập trung đầu tư, nghiên cứu những sản phẩm khác biệt với mức độ cạnh tranh cao. Phương thức tận dụng khả năng” hớt váng” của các sản phẩm mới để nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Để thực hiện, Bibica đã hợp tác với Viện dinh dưỡng Việt Nam để cho ra đời các dòng sản phẩm chuyên dùng. Nó được sử dụng cho các đối tượng có chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Dù chiếm thị phần nỏ nhưng tỷ lệ doanh thu lại lớn do tính đặc thù và riêng biệt của nó.
Sản phẩm mang tính thời điểm
Bibica cũng tung ra các sản phẩm tương ứng vào các dịp lễ. Chẳng hạn như lễ tình nhân, ngày phụ nữ, lễ Trung thu, dịp Tết… Từ đó, đáp ứng nhu cầu và tạo cảm giác mới mẻ cho khách hàng mục tiêu lựa chọn. Bibica sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng vào bất kể dịp kỷ niệm, ngày đặc biệt nào. Đồng thời, khẳng định yếu tố phục vụ mọi nhu cầu đối với khách hàng của Bibica. Bằng sự nghiên cứu và thấu hiểu thị trường, chiến lược Marketing của Bibica về sản phẩm đã đạt được những hiệu ứng tốt.
-
Hoạt động quảng cáo được đẩy mạnh
Quảng cáo là phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp gia tăng lợi thế tuyệt đối. Nó được nghiên cứu, lên kế hoạch và triển khai hiệu quả trong chiến lược Marketing của Bibica.
Quảng cáo trên đa dạng nền tảng
Các chương trình quảng cáo nhãn hiệu mới được phát trên các đài VTV, HTV và các đài địa phương. Các khía cạnh quảng cáo bao gồm giới thiệu sản phẩm và chương trình khuyến mãi. Kênh truyền thông này được người tiêu dùng nhận biết và đánh giá cao. Từ đó, mang lại hiệu quả quảng bá cho công ty. Ngoài ra, còn có các chương trình phóng sự hay phim tài liệu giới thiệu về công ty góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín. Bibica còn hợp tác quảng cáo với nhiều hình thức khác như: báo, radio, tạp chí, Billboard… Các hoạt động quảng cáo trên Social Media cũng được ưa chuộng trong quảng bá sản phẩm của Bibica.
Tiếp thị trực tiếp
Bibica còn tích cực quảng cáo tại các hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, về an toàn vệ sinh thực phẩm, hội thảo khoa học,… Trong đó, đặc biệt chú trọng giới thiệu sản phẩm mới, sản phẩm chức năng dành cho người ăn kiêng, bệnh tiểu đường,…
Hoạt động xã hội
Nhằm nâng cao hình ảnh, Bibica thường tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng. Điển hình như chương trình hợp tác với Viện Dinh Dưỡng Việt Nam về các sản phẩm mới giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ, cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn luôn quan tâm đến các công tác xã hội với các hoạt động từ thiện. Từ đó, tạo thiện cảm tốt với khách hàng. Một số hoạt động phải kể đến như: Nuôi dưỡng 9 bà mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, xây dựng 8 căn nhà tình nghĩa và 19 căn nhà tình thương tại Đồng Nai, Quà tặng cho các trẻ em nghèo vào các dịp lễ tết, Thăn nom và trao quà cho các trẻ em khuyết tật, người già neo đơn,..
Xem thêm:
- Chiến lược marketing của Unilever – Bá chủ đế chế FMCG
- Chiến lược Marketing của Lay’s nâng tầm trải nghiệm ăn vặt
Hệ thống phân phối rộng lớn
Chiến lược marketing của Bibica về phân phối tập trung tăng cường mức độ phủ sóng. Đồng thời, gia tăng khả năng tiếp cận với tệp khách hàng mục tiêu. Chuỗi cung ứng của Bibica có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước. 3 kênh chính là hệ thống các nhà phân phối và đại lý, hệ thống các Bibica Bakery và siêu thị công ty cổ phần Bibica miền bắc.
Hiện tại chuỗi cung ứng của Bibica có gần 200 nhà phân phối, 40 cửa hàng Bibica Bakery. Có 75000 điểm bán lẻ với 1000 nhân viên bán hàng trên cả nước. Đây là hệ thống được đánh giá cao, thích ứng nhiều biến động của thị trường. Nó giúp tiêu thụ khoảng 96% doanh số bán hàng của công ty.
Hệ thống siêu thị chủ yếu tập trung ở thành phố lớn thu về 10% tổng doanh số của hãng. Hệ thống Bakery cũng được triển khai từ những năm 1999. Hiện nay có được hệ thống mạnh ở 2 thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội với 25 cửa hàng quy mô lớn. Chính những toan tính bài bản về kênh phân phối này đã khiến Bibica có được lợi thế “sân nhà” trước đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Đồng thời, vượt qua các đối thủ nội địa bởi sự phân phối quy mô và khôn khéo. Chưa kể, Bibica còn phát triển trên các sàn thương mại điện tử.
5. Tạm kết
Chiến lược Marketing của Bibica thành công khẳng định thương hiệu bánh kẹo quốc dân. Doanh nghiệp đã đưa bánh kẹo Việt Nam lên tầm cao mới. Chú trọng đến mở rộng sản phẩm theo xu hướng “ít ngọt”, tốt cho sức khỏe. Đồng thời, không ngừng phát triển hệ thống phân phối vững mạnh và toàn diện. Từ đó, nâng cao thị phần tại thị trường nội địa Việt Nam và trên thế giới. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.