Mở quán trà sữa ở nông thôn – Vốn thấp, lợi nhuận cao

Date:

Mở quán trà sữa ở nông thôn đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây thay vì kinh doanh ở thành phố tốn nhiều chi phí đắt đỏ.

Mở quán trà sữa ở nông thôn đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Thay vì kinh doanh ở thành phố với các khoản chi phí đắt đỏ, nhiều người “về quê” để tiếp cận và tận dụng những tiềm năng ít được khai thác trước đây.
Vậy, Tại sao bạn nên mở quán trà sữa ở nông thôn? Chi phí mở quán trà sữa ở nông thôn cần bao nhiêu? Cần chuẩn bị những gì để quán trà sữa đi vào hoạt động? Hôm nay Nhà Hàng Số giải đáp cho bạn tất cả các vấn đề xoay quanh mở quán trà sữa ở nông thôn.

1. Tại sao bạn nên mở quán trà sữa ở nông thôn?

So với thành phố, mở quán trà sữa ở nông thôn có nhiều tiềm năng. Theo một báo cáo xuất bản ngày 16/8 vừa qua của Momentum Works và công ty giải pháp thanh toán kỹ thuật số Qlub cho thấy, niềm yêu thích với món trà sữa trân châu đã lan tỏa khắp Đông Nam Á và khiến ngành công nghiệp này chạm tới mức doanh thu 3,66 tỷ USD trong năm 2021.
Trong khi theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017. Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%). Đặc biệt, mở quán trà sữa ở nông thôn có những ưu điểm sau đây:

1.1 Chi phí thấp hơn so với thành phố

So với thành thị, chi phí mặt bằng, nguyên liệu và giá nhân công ở khu vực nông thôn thấp hơn nhiều. Đây là lý do nhiều bạn trẻ có thể kinh doanh dù nguồn vốn trong tay có hạn.

1.2 Hạn chế tối đa đối thủ cạnh tranh

Thị trường trà sữa ở thành thị hiện nay gần như đã đạt đến độ bão hòa. Nhiều thương hiệu trà sữa lớn như Phúc Long, Toco Toco, Higland Coffe,… trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng.
Ngược lại, các thương hiệu nổi tiếng chưa thể khai thác thị trường trà sữa ở nông thôn. Vì vậy, lựa chọn nông thôn mở quán trà sữa, bạn sẽ không có quá nhiều đối thủ canh tranh. Đây được xem là một lợi thế giúp bạn dễ dàng thu hút được tệp khách hàng của mình.
tại sao bạn nên mở quán trà sữa ở nông thôn?

1.3 Khách hàng tiềm năng lớn

Trong những năm gần đây, mức sống của người dân đã đi lên rõ rệt. Nhu cầu chi tiêu cho các chi phí ăn uống được đầu tư hơn. Vì vậy, người dân ở nông thôn hiện tại không còn quá nhiều đắn đo khi mua một cốc trà sữa nữa.
Thay vì “thức uống xa xỉ”, trà sữa đã trở thành một loại đồ uống hấp dẫn đối với nhóm đối tượng từ 10-25 tuổi. Số lượng quán trà sữa ở nông thôn chưa nhiều. Nên việc bạn tiếp cận được với nhóm khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng là một ưu điểm vượt trội.

1.4 Chiến lược Marketing thuận lợi

Ở thành phố lớn, bạn đã quá quen với các quảng cáo chào mời, tờ rơi hay chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến ở nông thôn. Vì vậy, công tác marketing có thể thuận lợi hơn nếu bạn mở quán trà sữa ở nông thôn.
Xem thêm:

2. Xác định tệp khách hàng tiềm năng

2.1 Đối với tệp khách hàng từ 10 – 25 tuổi

Nhóm khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Nhóm khách hàng tiềm năng quán bạn có thể tiếp cận là gì? Bạn cần xác định được nhóm khách hàng đó.
Trước hết, bạn phải hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, mục tiêu, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó, bạn tiến tới các bước tiếp theo trong xây dựng thực đơn, không gian quán trà sữa.
xác định tệp khách hàng tiềm năng
Nhóm khách hàng mục tiêu không quá rộng. Ở nông thôn, nhóm khách hàng thích uống đồ uống không quá đắt đỏ nằm ở độ tuổi từ 10-25 tuổi. Độ tuổi chưa hoặc chưa hoàn toàn độc lập về kinh tế.
Nhóm khách hàng này hứng thú với điều mới lạ. Họ cũng thích khám phá, vui chơi, giải trí và đi theo nhóm hoặc đôi. Đối với nhóm đối tượng này, chủ quán trà sữa hướng tới hương vị trà sữa, toping và giá cả phù hợp với túi tiền.

2.2 Nhóm khách hàng độ tuổi 30-40

Nhóm khách hàng tiềm năng thứ hai ở nông thôn có độ tuổi khoảng 30-40 tuổi. Đây là nhóm khách hàng đã có thu nhập ổn định nhất định, làm chủ kinh tế gia đình. Nhóm đối tượng này có thể mua về cho gia đình hoặc chính bản thân họ uống. Vì vậy, nhu cầu của tệp khách hàng này sẽ cao hơn một bậc so với nhóm đối tượng trước.
Nếu nhóm đối tượng số hai nằm trong tệp khách hàng tiềm năng của bạn, bạn nên đầu tư kỹ hơn về không gian quán. Thương hiệu, vật dụng, nguyên liệu, giá cả và thực đơn đa dạng cũng là yếu tố quan trọng. Vì quán trà sữa của bạn đang hướng đến nhóm khách hàng tầm trung và tầm cao ở nông thôn. Những người đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ so với nhóm số 1.

3. Xác định nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc mở quán trà sữa ở nông thôn của bạn có bắt đầu và duy trì hoạt động được hay không. Tùy theo nguồn vốn có sẵn hoặc vay, bạn phải cân đối được nguồn chi phí ở mức vừa phải và phù hợp.

3.1 Chi phí mặt bằng

Nếu chưa có, bạn phải thuê mặt bằng. Tùy theo vị trí địa lý, mặt bằng sẽ có các chi phí khác nhau. Nếu ở vị trí mặt đường, giao nhau của nhiều tuyến đường và nhiều xã, thị trấn sẽ cao hơn so với vùng thôn làng.
Ngược lại, khách hàng dễ dàng tiếp cận được quán của bạn hơn. Chi phí mặt bằng phải ký hợp đồng tối thiểu 6 tháng trở lên. Như vậy mới đảm bảo được quá trình hoạt động và sinh lời của quán.
chi phí mặt bằng
Sau khi thuê mặt bằng, bạn không thể đi ngay vào bán trà sữa. Bạn phải thiết kế và thi công lại không gian quán phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng của mình.

3.2 Chi phí nhân viên

Tùy theo quy mô quán trà sữa, bạn quyết định có thuê nhân viên phục vụ, nhân viên quản lý hoặc pha chế không. Nếu quán rộng, ít nhất phải có hai nhân viên. Nếu quán nhỏ, bạn có thể một mình kinh doanh mà chưa cần đến chi phí nhân viên. Tuy nhiên, bạn phải dự trù chi phí nhân viên, bao gồm cả lương của mình trong đó.

3.3 Chi phí trang thiết bị

Quán trà sữa của bạn có thực đơn như thế nào? Bạn chỉ bán trà sữa hay bán cả các loại nước ép, đồ uống khác nữa? Nếu chỉ bán thuần trà sữa, bạn chỉ cần sắm một máy pha và bảo quản trà sữa, tủ lạnh và các dụng cụ uống tại quán hoặc mang về. Đây là khoản chi phí chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nguồn vốn mở quán trà sữa ở nông thôn.
Trong trường hợp thực đơn đa dạng, bạn cần mua các máy xay sinh tố, máy ép hoa quả, máy đánh kem, máy pha cà phê,… Khoản chi phí này sẽ ngốn của bạn không ít chi phí. Tuy nhiên, để đi vào vận hành, đây là điều bắt buộc không thể thiếu.
thiết bị mở quán trà sữa

3.4 Chi phí nguyên vật liệu

Bạn nên tìm hiểu các nguồn hàng tại đại lý uy tín và chất lượng. Cơ sở này phải có giấy tờ đăng ký kinh doanh và giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể tìm hiểu ở một số nguồn uy tín hoặc tham khảo ở các hội nhóm chuyên về trà sữa.

3.5 Chi phí khác

Chi phí khác bao gồm tiền điện nước hàng tháng, chi phí phát sinh do máy móc hỏng, hoặc chi phí đăng ký kinh doanh. Các chi phí này không chiếm quá nhiều trong khoản tiền vốn. Tuy nhiên nếu cộng lại cũng là một khoản bạn cần tính toán.
Ngoài ra, một khoản chi phí dự trù phòng khi hai tháng đầu chưa có lời cũng rất cần thiết. Khoản chi phí này giống như bảo hiểm ngắn hạn. Nó giúp quán của bạn tiếp tục duy trì hoạt động trong thời gian đầu chưa ổn định.

4. Lựa chọn mặt bằng phù hợp

Sau khi lựa chọn tệp đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn sẽ xác định được vị trí mặt bằng phù hợp. Mặt bằng lý tưởng khi mở quán trà sữa ở nông thôn là các tuyến đường chính. Đặc biệt là nơi giao nhau của nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã. Các khu vực chưa phổ biến quán trà sữa, đồ uống và thức ăn vặt.

4.1 Đối với nhóm khách hàng 10-25 tuổi

Nhóm đối tượng này có thể là học sinh, sinh viên, người mới đi làm. Bạn nên mở quán gần trường học, khu trọ, ký túc xá… Đây là một lợi thế vì có nhiều học sinh, sinh viên tụ tập.
khách hàng tiềm năng quán trà sữa

4.2 Đối tượng nhóm khách hàng 30 – 40 tuổi

Đối với nhóm khách hàng đã có gia đình, nên lựa chọn vị trí gần với khu vui chơi giải trí, gần các quán tạp hóa lớn, gần nhà văn hóa hoặc sân bóng,… Nhóm khách hàng này sẽ dễ dàng “nhìn thấy” được thương hiệu sản phẩm của bạn thường xuyên hơn.

5. Đăng ký giấy phép kinh doanh

Bạn có thể đăng ký giấy phép kinh doanh hoặc không đăng ký. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quán trà sữa hoạt động ổn định và mở thêm nhiều chi nhánh trong tương lai, bạn nên hoàn thiện giấy tờ cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa những tranh chấp, rủi ro không đáng có về thương hiệu, sản phẩm, thuế ở thời gian dài hạn.
Nếu muốn phát triển thương hiệu trà sữa của riêng mình, đây chính là bước đầu tiên bạn phải thực hiện sau khi vận hành quán. Hoàn tất những thủ tục này rồi, bạn sẽ được pháp luật, các cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi.
giấy phép kinh doanh trà sữa

6. Học và trau dồi kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

Xây dựng thực đơn và chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên thu hút và giữ chân khách hàng. Người “bếp trưởng” phải đảm bảo được trình độ tay nghề và chuyên môn cao, sản phẩm của quán bạn mới chất lượng. Muốn như vậy, bạn phải có hệ thống kiến thức và thực tiễn về trà sữa sâu và rộng. Đồng thời, nhu cầu và khẩu vị của khách hàng phải nắm rõ.
Ngay từ khi đi vào hoạt động, bạn nên thống nhất “văn hóa phục vụ” cho quán trà sữa. Thân thiện, nhiệt tình; năng động, trang nhã; sang trọng, tinh tế,… hoàn toàn có thể là những phong cách mà bạn muốn xây dựng. Từ đó, trang phục, quá trình phục vụ sẽ có sự chuẩn chỉnh và thống nhất. Tất cả thể hiện tính chuyên nghiệp và tôn trọng đối với khách hàng.
chất lượng phục vụ là một tiêu chí quan trọng quyết định việc khách hàng có quay trở lại hay không

7. Các hình thức quán trà sữa ở nông thôn theo vốn ban đầu

Sau khi xác nhận số vốn ban đầu mà bình có, chủ quán lựa chọn hình thức quán trà sữa

7.1 Vốn 0 đồng

Nói là 0 đồng, nhưng thực tế bạn vẫn phải có chi phí nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết. Đây là hình thức kinh doanh online, quy mô nhỏ. Bạn không tốn tiền mặt bằng, chi phí nhân viên hay thiết kế lại không gian quán,…
Tuy nhiên, để khách hàng biết đến nhiều hơn, cần đầu tư thời gian và ý tưởng trong việc quảng cáo, marketing. Phát tờ rơi, dán quảng cáo, phát triển trên các nền tảng Mạng xã hội là một trong những ý tưởng hay ho.

7.2 Vốn từ 10 – 50 triệu đồng

Với số tiền này, bạn có thể lựa chọn kinh doanh trà sữa mang đi hoặc bán vỉa hè. Chi phí lớn nhất bạn phải chi là xe đẩy quán trà sữa. Điều lưu ý là vị trí đặt xe đẩy. Bạn phải nghiên cứu vị trí thu hút được nhiều khách hàng nhất.
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức kinh doanh này là thiếu đi tính chủ động khi thời tiết không ủng hộ. Và với hình thức mở quán trà sữa ở nông thôn này đã vô tình hạn chế nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất định.
các hình thức quán trà sữa ở nông thôn

7.3 Vốn từ 100 triệu đồng

Bạn có thể mở một quán trà sữa quy mô nhỏ và trang trí theo phong cách mong muốn. Nắm giữ nguồn vốn tương đối lớn ở nông thôn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một không gian phù hợp để mở quán trà sữa.
Việc tiếp theo là thiết kế không gian quán, thực đơn quán đa dạng và độc đáo. Nguồn vốn “rủng rỉnh” cho phép bạn được biến hóa và sáng tạo để khách hàng có những ấn tượng và ghi nhớ sản phẩm của bạn.

7.4 Vốn trên 200 triệu đồng

Hình thức kinh doanh phổ biến với số vốn này là nhượng quyền thương hiệu. Quán trà sữa của các bạn sẽ không phải là một cái tên “hoàn toàn xa lạ”. khi bạn mở quán trà sữa ở nông thôn.
Khách hàng sẽ tin tưởng và tìm đến bởi vì thương hiệu trà sữa này đã tương đối phố biến và chất lượng hoàn toàn có thể tin tưởng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo giá nhượng quyền phù hợp vì mỗi thương hiệu sẽ có những mức chi phí và yêu cầu đi kèm khác nhau.

7.5 Chi phí cụ thể

Chi phí mặt bằng

Chi phí nhân viên

Trang thiết bị

Nguyên liệu

Thi công, lắp đặt

Chi phí khác

Vốn 10 triệu 8 triệu
Cốc, ống hút, ghế nhựa: 2 triệu
Xe đẩy:6 triệu
 Nguyên liệu pha chế: 2 triệu Trang trí xe đẩy: 500 nghìn
Vốn 50 triệu Từ 3-5 triệu/tháng
(Khoảng 25-30m2)
4 triệu/ người /tháng
(khoảng 2-4 người)
Bàn, ghế: 12 triệu
Quạt thông gió: 1 triệu/chiếc
Dụng cụ pha chế: 8-10 triệu
Ly thấp uống trà: 30 cái, 5000/cái
Ly thủy tinh cao, 30 chiếc. 30.000/cái
Máy dập nắp: 1 triệu/cái
Tủ lạnh: 5-7 triệu/cái
2-5 triệu
Trà, sữa tươi, trân châu các loại, hạt chia,
Trái cây các loại, hạt đác, nha đam, cà phê…
5-10 triệu
Lắp đặt hệ thống điện nước và đèn chiếu sáng,…
Thiết kế, thi công, sắp đặt lại quán
1 triệu/tháng
Wifi: 200 nghìn/tháng
Tiền điện, nước/tháng…
Tiền quảng cáo, marketing
Vốn 100 triệu Từ 5-10 triệu
(khoảng 25-50m2)
4 triệu /người /tháng
(khoảng 2-5 người)
Số vốn 100 triệu giống vốn 50 triệu nhưng số lượng nhiều hơn)
Nội thất: 30 triệu.
Máy móc: 13-15 triệu
4-6 triệu
Trà, sữa tươi, trân châu các loại, hạt chia,
Trái cây các loại, hạt đác, nha đam, cà phê, siro,…
10-15 triệu
Lắp đặt hệ thống điện nước; thiết kế nhà, trang trí nhà hàng, sơn tường,…
3 triệu/tháng
Wifi: 200 nghìn/tháng
Tiền điện, nước/tháng…
Tiền quảng cáo, marketing, chạy quảng cáo,…

Đối với nhà hàng có vốn trên 200 triệu, chi phí tương tự như 100 triệu nhưng quy mô rộng hơn. Chi phí thi công, thiết kế nội thất sang trọng hơn. Vị trí địa lý thuộc hàng “đắc địa” bậc nhất. Bạn có thể sắm những trang thiết bị sang trạng và đắt tiền hơn. Bạn cũng đẩy mạnh quảng cáo và marketing cho sản phẩm hơn.

Xem thêm:

8. Một số “mẹo” phát triển quán trà sữa

Trong quá trình hoạt động, các vấn đề phát sinh chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Để hạn chế các vấn đề đó, Nhà Hàng Số lưu ý bạn một số vấn đề sau:

8.1 Liên tục cập nhật xu hướng thị trường

Sáng tạo và đổi mới trong hương vị bao giờ cũng là phương pháp hiệu quả để chinh phục thực khách. Bạn phải nắm được nhu cầu của khách hàng và xu hướng phát triển của thị trường. Đừng để quán trà sữa của bạn bị “lạc hậu” so với mặt bằng chung.
liên tục cập nhật xu hướng thị trường

8.2 Tận dụng tiềm năng marketing mở quán trà sữa ở nông thôn

Ở nông thôn, hình thức quảng cáo bằng tờ rơi, dán quảng cáo sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn ở thành phố. Bạn cũng có thể thỏa sức sáng tạo nội dung quán trà sữa của mình trên tiktok, facebook hoặc Instagram. Tất cả những hình thức đó nhằm mục đích đưa thương hiệu của bạn đến với nhóm khách hàng mục tiêu.

8.3 Đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

Như đã đề cập ở trên, sản phẩm của quán bạn phải đảm bảo được yếu tố an toàn cho sức khỏe. Từ nguyên liệu đến vật dụng, không gian chế biết, điều đó sẽ tạo niềm tin cho khách hàng. Bạn có thể sử dụng tối đa các sản phẩm từ thiên nhiên. Giải pháp này sẽ củng cố thêm niềm tin cho khách hàng đối với quán của bạn.
bí kíp mở quán trà sữa ở nông thôn từ a-z

8.4 Học thêm kinh nghiệm từ các hội nhóm kinh doanh trà sữa, nước uống và đồ ăn vặt

Liên hệ với những người đã từng có kinh nghiệm để tham khảo. Những ý kiến của người đi trước sẽ giúp bạn hạn chế được những sai lầm không đáng có khi mở quán trà sữa ở nông thôn. Nếu hoàn toàn chưa có kiến thức, một khóa học kinh doanh quán trà sữa cũng là một gợi ý.

9. Tổng kết

Bài viết trên đây Nhà Hàng Số đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để mở quán trà sữa ở nông thôn. Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn tự tin bắt đầu hành trình khởi nghiệp quán trà sữa của mình.

4.9/5 - (9 bình chọn)
Tung Ngo
Tung Ngo
Là một chuyên gia trong ngành F&B với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Có kiến thức sâu rộng về sản xuất, tiêu thụ, quản lý, phân phối và tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Tôi đã thành công trong việc phát triển và quản lý các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống của nhiều công ty lớn và nhỏ. Với tinh thần sáng tạo và đam mê, tôi luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Trang trí quán trà sữa vỉa hè thu hút mọi ánh nhìn

Trang trí quán trà sữa vỉa hè độc đáo,...

Mô hình quán nướng ngoài trời: tối ưu chi phí – tối đa lợi nhuận

Mô hình quán nướng ngoài trời là mô hình...

Mở quán nhậu ở nông thôn: “cơ hội vàng” cho người mới khởi nghiệp

Mở quán nhậu ở nông thôn là mô hình...

Bí kíp kinh doanh quán cơm văn phòng thành công

Kinh doanh cơm văn phòng cần lưu ý những...