Chiến lược marketing của Trung Nguyên tự hào đưa cà phê Việt chinh phục thế giới, lấy con người và văn hóa truyền thống làm giá trị cốt lõi
Trung Nguyên là một trong những thương hiệu cafe đẳng cấp cùng khát vọng chinh phục toàn cầu. Việc kết hợp các giá trị văn hóa tạo nên một thương hiệu giàu khát vọng. Bằng sự tự tin, kiên cường và lòng tự tôn dân tộc. Trung Nguyên đã tạo nên những thay đổi lớn trong thị trường cà phê Việt Nam. Và một trong những chìa khóa quan trọng để hiện thực hóa những mục tiêu đó là các chiến lược marketing đúng đắn của Trung Nguyên.
Nội dung
1. Tổng quan về thị trường cà phê
Để nghiên cứu và đánh giá chiến dịch marketing của Trung Nguyên thành công, không thể không đặt nó trong bối cảnh thị trường cafe. Năm 2020, thị trường cà phê toàn cầu đạt mức 104,22 tỷ USD. Dự kiến đạt 151,92 tỷ USD vào năm 2028. Tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,5% từ năm 2021 đến năm 2028. Nhu cầu cafe ngày càng tăng. Nó đã trở thành thức uống phổ biến hàng đầu trên khắp thế giới. Một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác.
Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới. Lượng tiêu thụ cafe của Việt Nam còn đứng thứ 3 tại Đông Nam Á. Thị trường cà phê Việt Nam được dự báo đạt tốc độ CAGR 8,07% trong giai đoạn 2022 – 2027. Về lượng tiêu thụ cafe, 74,8% là sản phẩm cà phê rang xay và 10,2% là sản phẩm cà phê hòa tan.
2. Giới thiệu về Trung Nguyên
2.1 Đôi nét về Trung Nguyên
Trung Nguyên là một trong những tập đoàn cà phê hàng đầu tại Việt Nam. Uy tín, vị thế và định vị thương hiệu phát triển mạnh mẽ từ năm 1996 bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Trung Nguyên hoạt động chính trong lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê và nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Trải qua hơn 20 năm phát triển, hiện tại, Trung Nguyên sở hữu các thương hiệu số 1. BAo gồm: cà phê Trung nguyên cao cấp, cà phê hạt nguyên chất, cà phê rang xay, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi. Chưa kể, còn được lựa chọn làm “đại sứ ngoại giao” kết nối văn hóa với quốc tế. Hiện tại, Trung Nguyên gồm 5 công ty thành viên.
- Công ty cổ phần Trung Nguyên.
- Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên.
- Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên.
- Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7.
- Công ty liên doanh Vietnam Global Gateway.
Ngoài ra, nó còn sở hữu 3 nhà máy lớn với trang thiết bị máy móc hiện đại.
- Nhà máy cà phê Trung Nguyên.
- Nhà máy cà phê Sài Gòn.
- Nhà máy Bắc Giang, nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất châu Á.
Trung Nguyên nhanh chóng dẫn đầu thị phần khi tiên phong trong mô hình kinh doanh nhượng quyền. Chiến lược marketing của Trung Nguyên giúp thương hiệu nâng tầm vị thế, gia tăng độ nhận diện với mạng lưới phân phối vững mạnh. Hiện nó có gần 1000 quán cà phê nhượng quyền. Các sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Canada, Đức, Anh, Nhật Bản…
2.2 Quá trình phát triển của thương hiệu Trung Nguyên tại Việt Nam
Cùng khám phá quá trình phát triển của Trung Nguyên thông qua một số cột mốc quan trọng của thương hiệu.
- Vào ngày 16/6/1996, Trung Nguyên được ông Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập tại Buôn Ma Thuột.
- Năm 1998, quán cà phê đầu tiên tại TP HCM được khai trương. Đây là bước khởi đầu để hình thành chuỗi cửa hàng trong nước và trên thế giới.
- Năm 2001, Trung Nguyên nhượng quyền tại Singapore, Nhật Bản và công bố khẩu hiệu “Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo”.
- Năm 2003, Trung Nguyên giới thiệu cà phê hòa tan G7 trong “Lễ hội cà phê hòa tan G7”.
- Năm 2010, Trung Nguyên xuất khẩu sản phẩm cà phê đến hơn 60 nước, đặc biệt là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Đức, Canada, ASEAN,…
- Năm 2013, Trung Nguyên kỷ niệm năm thứ 3 dẫn đầu về thị phần của G7 và kỷ niệm 10 năm thương hiệu này có mặt trên thị trường.
- Năm 2016, công bố Trung Nguyên Legend là một tổ chức hợp nhất với tên gọi, tầm nhìn và sứ mệnh mới. Khai trương The Trung Nguyên Legend Café, tặng 1,2 triệu cuốn sách miễn phí cho thanh niên Việt Nam.
- Năm 2017, khai trương chi nhánh đầu tiên của mình ở Thượng Hải. Đồng thời, ra mắt chuỗi cà phê The E-Coffee.
2.3 Khách hàng mục tiêu của cà phê Trung Nguyên
Để cạnh tranh với các đối thủ như Highlands Coffee và Starbucks, Trung Nguyên Legend nhắm tới tệp khách trung – cao cấp. Đặc biệt hướng tới tệp khách hàng trẻ trung, hiện đại. Đây cũng là tệp khách hàng đối trọng của các chuỗi Aha, Milano,… Tầng lớp lao động có độ tuổi từ 25-64, có nguồn thu nhập ổn định. Với không gian đẹp, yên tĩnh, ngoài là địa điểm lý tưởng để thưởng thức cafe. Đây còn là nơi gặp gỡ bạn bè, làm việc hiệu quả.
2.4 Tầm nhìn mục tiêu chiến lược của cà phê Trung Nguyên
Trung Nguyên đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới vào năm 2022. Động thái này cho thấy tham vọng chiếm lĩnh thị trường trong nước và cạnh tranh trên thế giới. Đồng thời, mang “đạo cafe” truyền thống mà hiện đại, sáng tạo đến những người sành cafe trên toàn cầu.
2.5 Định vị thương hiệu
Trung Nguyên đã vượt lên và giữ vững vị trí top đầu trong nhiều năm qua. Để làm được điều đó, Trung Nguyên tham gia vào tất cả các khía cạnh của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu và chỉ tập trung vào phát triển cốt lõi của cà phê. Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của “Trung Nguyên” lại bắt nguồn từ bốn yếu số thứ nhất mang tính chiến lược. Đó là: Cà phê rang xay số 1 – Trung Nguyên, Chuỗi cửa hàng cà phê số 1; Cà phê hòa tan số 1 – Thương hiệu cà phê hòa tan G7; Cà phê Lãnh đạo số 1.
2.6 Chỉ số kinh doanh
Theo VietnamFinance, năm 2016, doanh thu của Tập đoàn Trung Nguyên đạt trên 3.800 tỷ đồng. Và tăng lên 3.951 tỷ đồng vào năm 2017. Năm 2018, doanh thu của Tập đoàn Trung Nguyên tăng mạnh so với năm trước đó. Tăng hơn 400 tỷ lên 4.360 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2019, doanh thu của Tập đoàn Trung Nguyên giảm còn 4.234 tỷ đồng. Kết quả là, lợi nhuận trước thuế tụt giảm. Trong những năm gần đây, doanh thu hằng năm đạt mức hơn 5.000 tỷ đồng.
Năm 2020, Trung Nguyên tiếp tục là Top 5 thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam. Đồng thời, trở thành thương hiệu cà phê được yêu thích nhất, theo kết quả khảo sát “Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á” năm 2020 do Campaign Asia và Nielsen thực hiện.
Xem thêm:
- Nhượng quyền Trung Nguyên E-Coffee đa lợi ích nhất
- Chiến lược Marketing của Highlands Coffee – “Ông lớn” ngành cafe
3. SWOT của Trung Nguyên
Để hiểu chi tiết về chiến lược marketing của Trung Nguyên, cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay mô hình SWOT của Trung Nguyên.
3.1 Điểm mạnh (Strengths)
- Sở hữu trang trại cà phê riêng lẻ và nhà máy sản xuất trực tiếp sản phẩm cà phê công suất lớn.
- Cơ sở hạ tầng hiện đại, tiên tiến cùng hệ thống phân phối vững mạnh.
- Thương hiệu uy tín, danh tiếng, thấu hiểu thị trường và người tiêu dùng với 22 năm kinh doanh trong lĩnh vực cà phê.
- Trung Nguyên xuất hiện nhiều trên thị trường nước ngoài (Singapore, Nhật Bản, Mỹ…)
3.2 Điểm yếu (Weaknesses)
- Hệ thống nhượng quyền thương mại một cách ồ ạt. Khó kiểm soát dẫn đến một số quán cafe thiếu chỉn chu, thiếu chuyên nghiệp. Chưa kể, rất nhiều cửa hàng còn cạnh tranh với nhau.
- Bộ nhận diện bao gồm biển hiệu, màu sắc, mẫu mã, bao bì liên tục thay đổi khiến khách hàng khó nhận diện thương hiệu. Thậm chí gây nhầm lẫn.
- Triển khai nhiều dự án ngoài với chi phí cao, nguồn nhân lực phân tán và khó tập trung vào thị trường hiện tại.
3.3 Cơ hội (Opportunities)
- Dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh khiến tỷ lệ tiêu thụ cà phê tăng mạnh.
- Thưởng thức cà phê là nét văn hóa đẹp ở Việt Nam với hương vị thơm ngon, hợp khẩu vị người dùng.
- Nhu cầu uống cà phê của người Việt Nam ngày càng đa dạng với các loại cafe khác nhau.
- Cà phê giả tràn lan là cơ hội lớn giúp Trung Nguyên khẳng định giá trị và chất lượng thương hiệu.
3.4 Thách thức (Threats)
- Cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu trong nước và nước ngoài như Highlands Coffee, The Coffee House, Starbuck, Coffee Bean…
- Hàng nghìn quán cà phê nhỏ xuất hiện mỗi năm cạnh tranh trực tiếp với cà phê Trung Nguyên.
- Chi phí thuê mặt bằng tăng cao.
4. Chiến lược Marketing Mix 4P của Trung Nguyên
Trung Nguyên không ngừng sáng tạo và hoàn thiện hệ sinh thái toàn diện, khác biệt và độc nhất. Từ hệ sản phẩm – mô hình – dự án, cùng những chương trình phụng sự xã hội trong suốt 24 năm phát triển. Nó được xây dựng và triển khai chiến lược Marketing của Trung Nguyên của theo mô hình 4P. Bao gồm: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion).
Với sự khôn khéo và lãnh đạo tài tình, Trung Nguyên đã trở thành một tập đoàn cà phê lớn nhất trên thị trường Việt Nam. Từ đó, chinh phục thế giới và nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam trên toàn cầu.
4.1 Chiến lược về sản phẩm (Product)
-
Đa dạng hóa sản phẩm
Sản phẩm luôn là cốt lõi giúp thương hiệu đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó, đảm bảo thị phần và tránh bị đào thải khỏi thị trường. Không chỉ chú trọng mở rộng đa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trung Nguyên còn luôn đề cao chất lượng, mùi vị. Từng hạt cà phê được lựa chọn kỹ lưỡng cho tới việc áp dụng các trang thiết bị xay nghiền tối tân. Đặc biệt còn kết hợp công thức rang và sấy độc đáo mang đến hương vị khác biệt trong từng ly cafe.Danh mục sản phẩm của Trung Nguyên rất đa dạng. Bởi thương hiệu muốn tiếp cận và chinh phục mọi phân khúc khách hàng. Đồng thời, mang đến giá trị hạnh phúc của con người. Qua đó, đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ sản phẩm cao cấp đến phổ thông. Một số sản phẩm nổi bật như: Cà phê hòa tan G7, Cà phê chế phin, Cà phê S, Cà phê Legend…Trong đó, chiến lược marketing của Trung Nguyên về cà phê G7 tạo ra tiếng vang rất lớn. Nó đã thay đổi cục diện của thị trường cà phê hòa tan tại thời điểm đó. Với hương vị đậm đà, hương thơm vẹn nguyên, khẳng định “cà phê thứ thiệt”.
-
Cafe sáng tạo và cá nhân hóa
Chiến lược marketing về sản phẩm của Trung Nguyên tập trung đến “cà phê sáng tạo” và tính “cá nhân hóa”. Các sản phẩm được tung ra đều dựa trên sự đầu tư nghiên cứu về thị trường và nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Dòng cà phê gồm 5 sản phẩm dựa theo nguyên liệu sản xuất và gu thưởng thức của khách hàng: Arabia, Robusta, Culi Robusta, Arabica Sẻ, Culi thượng hạng và Culi Arabica hảo hạng. Ngoài ra, Trung Nguyên còn phát triển Cà phê chồn (Weasel) đẳng cấp và tinh tế. Một loại cà phê đắt và hiếm nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm được Bộ Ngoại giao chọn làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia.
Trung Nguyên còn áp dụng chiến thuật “cá nhân hóa”. Khách hàng tìm hiểu về sự khác biệt của từng loại cà phê. Bao gồm: Cà phê Robusta, Cà phê Arabica, Cà phê chồn,… Hay G7 Passiona dành riêng cho phái đẹp với hàm lượng cafein thấp, bổ sung collagen, chất chống lão hóa, cùng với một số loại thảo mộc Phương Đông và đường ăn kiêng. Ngoài ra, còn phát triển các thức uống độc đáo khác ngoài cafe như trà sữa, trà vải…
4.2 Chiến lược về giá (Price)
Để cạnh tranh trên thị trường, giá cả là yếu tố rất quan trọng. Với tâm lý nhạy cảm về giá của người tiêu dùng Việt Nam. Trung Nguyên luôn chú trọng giữ mức giá trung bình. Giá cả cũng rất đa dạng. Nó dựa trên từng loại sản phẩm, phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu. Từ đó, phù hợp với mức chi tiêu từng nhóm khách hàng. Hơn nữa, Trung Nguyên cũng đã thực hiện các chính sách giá ưu đãi, phân biệt. Chính vì vậy, chiến lược giá đã giúp Trung Nguyên chiếm ưu thế cạnh tranh so với sản phẩm từ các đối thủ lớn như Nescafe, Vinacafe,…
Chi phí vận chuyển được tiết kiệm giúp giá của mỗi loại cà phê Trung Nguyên được hạ thấp, ổn định và dễ cạnh tranh. Chỉ khoảng từ 7000 – 14000 đồng, mọi người hoàn toàn có thể thưởng thức một ly cà phê của Trung Nguyên. Nếu ưa thích cà phê hòa tan G7, khách hàng cũng có thể thưởng thức với mức giá phải chăng (21.000đ – 200.000đ).
Chiến lược marketing về giá của Trung Nguyên còn hướng đến “địa phương hóa”. Nó đã được áp dụng thành công tại thị trường Nhật Bản. Một quốc gia khó tính và đạo trà. Do vậy, Trung Nguyên đã nghiên cứu kỹ về tâm lý và thị hiếu của người Nhật. Đồng thời, kinh doanh theo hướng nhượng quyền. Đại lý nhượng quyền thương hiệu tại đây đã định giá mỗi tách cà phê Trung Nguyên cao hơn Starbucks 50%, cao hơn sản phẩm nội địa 25%. Đây là đòn bẩy để phát triển hệ thống nhượng quyền thương hiệu toàn cầu.
4.3 Chiến lược phân phối (Place)
Trung Nguyên đi đầu về nhượng quyền kinh doanh để mở rộng hệ thống. Chiến lược phân phối của Trung Nguyên được tính toán kỹ lưỡng, khôn ngoan. Qua đó, giúp thương hiệu dần thống lĩnh thị trường cà phê Việt Nam. Đồng thời, tạo động lực để mở rộng tại thị trường quốc tế. Hơn nữa, Tập đoàn cũng đã bắt kịp xu hướng khi sử dụng hình thức online store: “Trung Nguyên Coffee store”. Về các kênh phân phối, thương hiệu hiện có 3 kênh phân phối chính: Kênh truyền thống, kênh hiện đại và hệ thống nhượng quyền.
-
Kênh truyền thống
Ở kênh truyền thống, Trung Nguyên chủ yếu tập trung vào phân phối các loại cà phê trung và đại trà. Những dòng sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và tin dùng nhiều nhất. Mức giá phải chăng cũng giúp nó tiếp cận với phần lớn khách hàng. Các kênh truyền thống bao gồm: Nhà bán sỉ (nhà phân phối); Nhà bán lẻ ( các điểm bán hàng nhỏ hoặc cửa hàng bán lẻ như tiệm tạp hóa) và người tiêu dùng.
-
Kênh phân phối hiện đại
Trong chiến lược marketing về hệ thống phân phối của Trung Nguyên, thương hiệu đã cho xây dựng hệ thống G7 Mart. Hệ thống bán lẻ nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam. Nó đã khắc phục được những nhược điểm của các kênh truyền thống. Đó là định giá bán thấp, đồng nhất, bảo đảm giống như 1 siêu thị và ứng dụng công nghệ. Nó đã thể hiện được tầm nhìn chiến lược và tham vọng muốn chiếm lĩnh thị trường nội địa và vươn ra thế giới. Ngoài ra, còn phân phối trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Amazon, Taobao.com,… Tập đoàn cũng ứng dụng công nghệ trên các nền tảng mua hàng trực tuyến Grab, Now, Go Food, Loship…, đẩy mạnh hợp tác với các đối tác thanh toán trực tuyến, kết hợp giao hàng tận nơi.
-
Hệ thống nhượng quyền
Trung Nguyên là thương hiệu cà phê Việt đầu tiên triển khai hình thức nhượng quyền trong nước và quốc tế từ năm 1998. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có khoảng 1,000 quán cà phê được Trung Nguyên nhượng quyền trên cả nước và có 8 quán ở nước ngoài. Với mô hình này, Trung Nguyên muốn nhắm tới những người muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị và giá trị cà phê. Do vậy, các loại cà phê chất lượng tốt nhất, công nghệ tiên tiến với đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp. Không những thể hiện giá trị tinh hoa của từng loại cà phê. Nó còn đáp ứng sự thỏa mãn về giá trị tinh thần của cà phê.
Việc xây dựng hệ thống phân phối giúp công ty tăng doanh thu và phát triển bền vững. Từ đó, giúp gia tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, còn tiếp cận đúng cách, đúng thời điểm về khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm. Hiện, Trung Nguyên có tham vọng trở thành nhà cung cấp, phân phối lớn của Việt Nam. Đồng thời, vươn tầm thế giới. Hiện thực hóa tham vọng này không còn quá xa khi số lượng người sử dụng cafe Trung Nguyên tại các nước ngày càng lớn. Có trên 15 triệu người dùng thường xuyên cà phê G7 tại Trung Quốc. Và con số này không ngừng tăng lên.
4.4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)
-
Hoạt động PR
Trung Nguyên không chú trọng quảng cáo mà tập trung đến các hoạt động PR. Doanh nghiệp thổi hồn dân tộc vào logo và slogan và đề cao tính tự tôn dân tộc trong từng sản phẩm. Slogan mới dễ nhớ và ấn tượng – “Khơi nguồn sáng tạo”. Tập đoàn cũng hoàn thành trách nhiệm với xã hội, với quốc gia như một lời cam kết bằng việc tài trợ dự án Học bổng du học nước ngoài hỗ trợ các thương hiệu khác khi họ gặp khó khăn như Thanh Long Việt Nam. Đặc biệt là dự án thủ phủ cà phê Thế giới tại Đắk Lắk. Điều này giúp thương hiệu nhanh chóng nhận được sự tin yêu của khách hàng.
-
Quảng cáo
Trung Nguyên rất chịu khó đầu tư vào các TVC quảng cáo. Đặc biệt được chiếu vào khung giờ vàng trên VTV1, VTV3…
-
Khuyến mãi
Chiến lược marketing của Trung Nguyên còn triển khai các chương trình khuyến mãi. Chẳng hạn như: giảm giá, mua 1 bình giữ nhiệt tặng 10 ly cà phê năng lượng, minigame,… Ngoài ra, Trung Nguyên cũng thực hiện hợp tác với các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Moca và giảm giá 50% khi thanh toán qua nền tảng này. Ngoài ra, Trung Nguyên còn thực hiện khai thác các nền tảng xã hội như Facebook, Youtube,… để gia tăng lượt tiếp cận. Trung Nguyên không đẩy mạnh hoạt động quảng cáo. Thay vào đó, tập đoàn chủ yếu tập trung vào PR, dựa vào nền tảng giá trị cốt lõi của thương hiệu. Điều này giúp Trung Nguyên nhanh chóng tạo được ấn tượng mạnh mẽ với người Việt Nam. Cũng như thu hút được khách hàng nước ngoài.
Xem thêm:
- Chiến lược kinh doanh quốc tế của Starbucks thống lĩnh toàn cầu
- Chiến lược kinh doanh của Trung Nguyên: Xây dựng “đạo cà phê” khác biệt
5. Bài học rút ra từ chiến lược marketing của Trung Nguyên
5.1 Định hướng phát triển thương hiệu
Bằng việc tận dụng tốt tiềm năng nội lực, Trung Nguyên đã triển khai những chiến lược marketing đúng đắn và hiệu quả. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân tộc, các giá trị, khát vọng cải thiện đối tượng cà phê Việt Nam. Từ đó, sẽ thay đổi toàn cầu trong tương lai.
Năm 2018, Tập đoàn chính thức ra mắt thương hiệu mới. Đó là: Trung Nguyên Legend – Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời. Với sự thay đổi thương hiệu này, Tập đoàn Trung Nguyên Legend cũng đã có công cuộc thay đổi toàn diện từ sản phẩm – mô hình – tổ chức để đáp ứng thị trường và hình thành một đế chế mới bằng Sách Lược Tâm “Khác biệt, Đặc biệt và Duy nhất”. Ngoài ra, cần nhìn nhận rằng, việc phát triển, xây dựng brand ở nước ngoài sẽ mất nhiều thời gian. Đặc biệt là đòi hỏi sự điều chỉnh để thích ứng với người tiêu dùng từng địa phương.
5.2 Hoàn thiện quy trình quản lý trong hệ thống nhượng quyền
Mở rộng thị trường bằng hình thức nhượng quyền có được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, việc nhượng quyền quá nhiều khiến cho việc kiểm soát trở nên khó khăn. Chưa kể, nếu còn có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu. Do đó, Trung Nguyên cần siết chặt hơn các quy định tại hệ thống nhượng quyền cùng sự cam kết mạnh mẽ. Nó chính là yếu tố then chốt tạo nên sự đồng nhất về hình thức của quán, phong cách phục vụ, công thức pha chế và giá cả. Từ đó, bất kể ở đâu, bạn đều cảm nhận được “phong cách Trung Nguyên”.
5.3 Định vị khách hàng tập trung
Tập khách hàng rất rộng ở mọi lứa tuổi, giới tính và công việc. Do đó, cần chọn một mũi nhọn trong phân khúc khách hàng. Từ đó, khẳng định, phát triển với định hướng rõ ràng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu. Đồng thời, giúp định hướng, xây dựng và triển khai những chính sách tập trung, sâu sắc, không bị dàn trải và tối ưu chi phí.
5.4 Cần lưu ý đến vấn đề quản trị kênh phân phối
Nhà quản trị kênh phân phối cần thường xuyên định hướng, triển khai và giám sát các kênh phân phối. Đồng thời, quản lý tốt để đảm bảo chất lượng đồng nhất, phát triển chuyên nghiệp giữa các cửa hàng. Từ đó, mang lại lợi nhuận cho các bên đối tác. Ngoài ra, cần triển khai thêm các dịch vụ giao hàng tận nơi, giảm giá cho các khách hàng mua số lượng lớn. Đồng thời, phát triển dựa theo 1 concept đúng phong cách Trung Nguyên để gia tăng độ khác biệt và khả năng nhận diện.
Với tất cả những gì đã và đang làm được, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã góp phần tiếp sức và chắp cánh cho những hạt cà phê của người nông dân Việt bay xa hơn. Đặc biệt là chinh phục thị trường trên thế giới bằng hương cà phê vị đậm đà bản sắc văn hóa đất Việt.
5.5 Sự đặc biệt trong chiến lược marketing của Trung Nguyên Legend
Chiến lược marketing của Trung Nguyên Legend luôn hướng về cộng đồng. Từ những thông điệp ý nghĩa của mỗi loại sản phẩm, đến những chương trình hoạt động xã hội tích cực. Trung Nguyên Legend không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế. Đặc biệt là hướng tới sự phát triển toàn diện của giới trẻ. Không xem cà phê là thức uống thông thường. Với Trung Nguyên Legend, đó là “Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời”. Và đặc biệt là luôn hướng tới giá trị hạnh phúc của con người. Chiến lược marketing mới này vẫn bám sát theo “Sách Lược Tâm” “Khác biệt, Đặc biệt và Duy Nhất”. Đồng thời, truyền tải thông điệp “Cho là Nhận”, “Trao Yêu thương, Nhận Hạnh phúc”.
6. Các chiến dịch quảng cáo của cà phê Trung Nguyên
Các chiến dịch quảng cáo của cà phê Trung Nguyên nổi bật bao gồm Hạt Cà Phê Năng Lượng Trung Nguyên Legend; Đón Tết Khác Biệt – Tết Đặc Biệt; Trung Nguyên Legend x Vietnam Airlines.
6.1 Hạt Cà Phê Năng Lượng Trung Nguyên Legend
Chiến dịch quảng cáo của cà phê Trung Nguyên hướng đến những tuyệt phẩm cà phê năng lượng. Chúng được tạo nên từ nguồn nguyên liệu tốt nhất thế giới, bí quyết huyền bí Phương Đông. Cùng công nghệ rang xay hiện đại hàng đầu thế giới. Và đặc biệt không thể thiếu tình yêu và niềm đam mê của các chuyên gia cà phê số 1. Sản phẩm hội tụ 3 nền văn minh cà phê nổi tiếng thế giới. Đó là: Ottoman, Roman, Thiền. Từ đó, nó mang đến năng lượng cân bằng Thân – Tâm – Trí.
- Văn minh cà phê Roman: Nó là một sản phẩm Espresso tốt và tinh tế nhất đến từ café Việt Nam. Mùi khói nhẹ và hương vị trái cây tươi. Nó tạo nên một ly café Espresso nguyên bản gốc Ý thơm ngon và tròn vị.
- Văn minh cà phê Ottoman: Kỹ thuật pha chế từ người Thổ Nhĩ Kỳ. Hương vị độc đáo, creamy, vị dày bùi và mịn. Hương thơm riêng đặc trưng riêng của của Turkish coffee được kéo dài.
- Văn minh cà phê Thiền: Có màu nước pha nhẹ, long lanh. Hương thanh tao nhưng không thiếu bất cứ vị nào của thế gian. Nhẹ nhàng và vừa đủ.
6.2 “Đánh thức” người trẻ
-
“Đánh thức người trẻ” vào dịp Tết theo một cách khác biệt – đặc biệt
Vào dịp Tết, các thương hiệu đường đánh vào sự vui tươi, đoàn viên. Còn Trung Nguyên lại đi lối đi khác. Đó là: Đánh thức những ước mơ, khát vọng và sự dấn thân để thành công ở giới trẻ. Khởi nguồn cho một năm mới, Trung Nguyên Legend đã lan tỏa cảm hứng bất tận về sự nỗ lực, cố gắng của người trẻ để chinh phục thành công thông qua Viral Clip “Cuộc thi vượt qua năm 2020 giữa Việt Nam, Nga và Mỹ”. Hợp tác với 1977 Vlog và ra mắt MV Hướng Dương cùng Rapper Wowy. MV này cũng là điểm nhấn nổi bật trong chiến dịch Tết 2021. Tập đoàn coi sự thành công của mỗi cá nhân sẽ tạo thành một thế hệ trẻ tài năng. Và chính họ sẽ là người thay đổi vận mệnh của dân tộc Việt.
-
Tương lai của Đất nước
Hiểu được sự “đắt giá” mà người trẻ Việt đang sở hữu. Đó là sự chủ động, sáng tạo, tinh thần không ngại dấn thân. Hơn nữa, còn nắm bắt và chinh phục những cơ hội để phát triển. Trung Nguyên Legend đặt trọn niềm tin vào tuổi trẻ Việt. Đó cũng chính là sức mạnh nội tại để làm nên dân tộc hùng cường. Thông điệp ý nghĩa từ câu chuyện ẩn dụ trong MV Hướng Dương kết hợp cùng Rapper Wowy đã truyền động lực đến các bạn trẻ.
Đặc biệt hơn, trong MV, cụm từ “Dậy! Dậy! Dậy” được lặp lại nhiều lần. Nó như một lời hiệu triệu gửi tới giới trẻ: “Tuổi trẻ ơi! Cùng Dấn thân – Khát vọng – Đổi đời mình!”. Qua đó, khích lệ con người không ngừng chinh phục mục tiêu. Thương hiệu còn lồng ghép câu chuyện về vĩ nhân Napoléon Bonaparte qua bộ quà Tết 2021 “Dấn thân – Khát vọng – Đổi đời”.
-
Đồng hành cùng 30 triệu người trẻ Việt
Với Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt mà Trung Nguyên Legend khởi xướng trong gần 10 năm qua đã lan tỏa rộng khắp với hàng chục triệu cuốn sách quý trong Tủ sách nền tảng đổi đời. Những giá trị quý báu được trao tặng đến mọi người. Đặc biệt là giới trẻ trên mọi miền đất nước. Qua đó, Trung Nguyên Legend mong muốn gửi gắm sức mạnh tri thức đúng đắn và toàn diện. Từ đó, chuyển hoá thành sức mạnh tinh thần, vật chất và thể chất toàn diện. Đồng thời, tạo nên sức mạnh của Quốc gia.
6.3 Trung Nguyên Legend x Vietnam Airlines
Chiến dịch Câu chuyện Cà phê Việt Nam do Trung Nguyên Legend phối hợp cùng Vietnam Airlines thực hiện đã được công chiếu trên các chuyến bay của Vietnam Airlines từ tháng 5/2021. Đây là một bước đi khôn ngoan giúp giới thiệu sản phẩm với bạn bè quốc tế. Không chỉ là cà phê. Đó còn là những di sản văn hóa, thiên nhiên và con người Việt Nam.
Trung Nguyên Legend tự hào là thương hiệu tiên phong nâng tầm và lan tỏa giá trị của Cà Phê Việt Nam. Cụ thể là đưa Buôn Ma Thuột. Quê hương của hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới trở thành Thủ Phủ Cà Phê Toàn Cầu. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng với không gian tràn đầy năng lượng bên những ly cà phê tuyệt hảo. Đặc biệt là còn có những cuốn sách quý trong Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời. Qua chiến dịch này, thương hiệu muốn gửi lời cảm ơn cộng đồng, đối tác, khách hàng. Những người đã luôn tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng Trung Nguyên Legend trong suốt 25 năm.
7. Kết luận
Chiến lược marketing của Trung Nguyên được hoạch định kỹ lưỡng và đúng đắn nhất. Để cạnh tranh với các công ty cà phê đa quốc gia, ông Vũ định vị thương hiệu Trung Nguyên như một phần của truyền thống Việt Nam. Không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Nó còn thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc cùng những khát vọng cao đẹp. Đó là đưa cafe Việt Nam, đưa thương hiệu Việt Nam và đưa văn hóa Việt Nam chinh phục thế giới. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.