Take order là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình order tại nhà hàng

Date:

Take order là gì? Đây là thuật ngữ thường thấy trong các ngành nghề kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, quán ăn.

Order món ăn là việc đầu tiên mà khách hàng thực hiện khi tới các địa điểm ăn uống. Khi lựa chọn được những món ăn yêu thích, nhân viên sẽ ghi lại những món ăn đó. Ngoài ra, quá trình này là bước đầu để đánh giá chất lượng phục vụ tại đơn vị kinh doanh đó. Để tìm hiểu rõ hơn về nhận món ăn – take order là gì thì hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu trong bài viết.

1. Take order là gì?

Take order được hiểu là tiếp nhận và xử lý mọi thông tin hay yêu cầu của khách hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như nhà hàng hay quán ăn, take order được hiểu là ghi nhận order. Đây là việc nhân viên sẽ tiếp nhận yêu cầu về món ăn của khách hàng. Trong suốt quá trình khách hàng gọi món, nhân viên cần ghi lại đầy đủ, chính xác. Một số trường hợp khách hàng có thể yêu cầu cụ thể về việc thêm, bớt một số nguyên liệu trong món ăn. Vì vậy, lúc này nhân viên cần chú thích cụ thể để gửi đến bộ phận bếp làm đúng yêu cầu.

Take order là gì

2. Nhận order từ khách hàng có quan trọng không?

Trong một bữa ăn, việc nhân viên take order là rất quan trọng. Khi khách hàng đã dành thời gian tham khảo thực đơn tại nhà hàng. Nhân viên order có nhiệm vụ ghi lại món ăn yêu cầu hay tư vấn thêm nếu cần. Như vậy khách hàng sẽ dành những mong đợi và có nhiều kỳ vọng vào món ăn tại nhà hàng. Nếu có bất cứ sơ xót nào xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín và sự chuyên nghiệp. Vì thế nhân viên cần có kỹ năng chuyên môn tốt để làm hài lòng khách hàng. Đồng thời, giúp khách hàng có thêm trải nghiệm tốt và sẽ quay lại vào lần sau.

take oder tại nhà hàng

Xem thêm:

3. Quy trình take order cho khách hàng

Mục tiêu của việc take order tại nhà hàng là đảm bảo rằng tất cả các đơn đặt hàng được thực hiện tại đơn vị kinh doanh đều rõ ràng và chứa thông tin chính xác. Đồng thời, các đơn vị cần đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên order để quá trình take order thêm chuyên nghiệp. Quy trình order được diễn ra như sau:

3.1. Chuẩn bị menu để khách hàng quyết định gọi món

Đầu tiên, sau khi đưa khách hàng vào đúng vị trí bàn ăn. Bạn hãy dành cho khách hàng một chút thời gian ổn định và cảm thấy thoải mái với môi trường. Hãy đưa thực đơn và đứng ra xa để đợi khách hàng đọc menu cũng như quyết định gọi món. Lúc này bạn không nên vội vàng và đợi tín hiệu từ khách hàng. Khi bạn cảm thấy khách hàng có ý định gọi món hãy lịch sự tiến lại gần.

nhân viên setup menu

nhân viên đợi khách hàng gọi món

3.2. Nhân viên chuẩn bị giấy bút để order

Trong thời gian chờ khách hàng nghiên cứu các món ăn, nhân viên cần chuẩn bị sẵn giấy bút hoặc các thiết bị để order. Ngày nay, có một số nhà hàng bỏ qua bước này và thay bằng việc order trực tiếp bằng các thiết bị công nghệ như điện thoại hay máy tính bảng. Khi đó, yêu cầu gọi món sẽ đến trực tiếp bộ phận bếp để tiến hành chuẩn bị món ăn. Tuy nhiên, không nhiều đơn vị thực hiện cách thức này mà họ vẫn theo cách truyền thống là để nhân viên thực hiện công việc take order.

giấy order

Tìm hiểu thêm: Nhân viên order là gì? “Giải mã” người truyền tải thông điệp của khách hàng

3.3. Tư vấn và tiếp nhận order từ khách hàng

Đây là bước quan trọng. Nhân viên sẽ ghi lại chi tiết và cẩn thận về món ăn mà khách hàng yêu cầu. Trong một số trường hợp, khách hàng chưa từng thưởng thức qua món ăn đó thì bạn có thể đưa ra những tư vấn cụ thể. Khách có thể hỏi các loại câu hỏi khác nhau. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho điều đó. Bạn nên biết các thành phần của các món ăn là gì, món ăn nào đặc biệt trong ngày, món ăn nào không thích hợp cho người ăn chay hoặc những người theo tôn giáo khác,…

Đặc biệt cần lưu ý ghi đúng và chuẩn xác yêu cầu thêm, bớt nguyên liệu trong món ăn để làm hài lòng khách hàng. Mặc dù việc gọi món phụ thuộc vào khách hàng nhưng hãy cố gắng duy trì theo trình tự. Nghĩa là trước tiên bạn hãy thuyết phục khách gọi đồ uống trước và sau đó là đồ ăn.

tư vấn và nhận order của khách hàng

3.4. Chuyển yêu cầu gọi món cho bộ phận liên quan

Bước cuối cùng để hoàn thành nhiệm vụ của công việc take oder là bạn cần đưa thông tin về món ăn đến các bộ phận liên quan. Các bộ phận này thường là nhà bếp, quầy bar, thu ngân.

chuyển order cho bộ phận liên quan

Đọc ngay: Booking là gì? Tìm hiểu về booking với nhà hàng mới

4. Những lưu ý của nhân viên khi take order

Gọi món cũng được coi là một nghệ thuật cần đến sự khéo léo. Công việc này phản ánh nghiệp vụ của nhân viên phục vụ cũng như đơn vị kinh doanh đó. Mỗi nhân viên của nhà hàng, quán ăn cần có những kỹ năng tốt trong việc nhận đơn đặt hàng. Điều này sẽ đảm bảo rằng mỗi khách hàng đều nhận được đúng món ăn mà họ đã yêu cầu và đúng trình tự. Một số lưu ý mà nhân viên order cần thực hiện để ghi điểm trong mắt khách hàng như:

  • Đối với bàn có từ 3 người trở lên bạn cần đứng tại vị trí giữa để thuận tiện nhận order.
  • Thông tin ghi trên giấy order cần rõ ràng và chính xác. Những lưu ý về yêu cầu món ăn lên trước, lên sau hoặc thêm bớt nguyên liệu cần ghi ngay bên cạnh món đó.
  • Xác nhận lại 1 lần cuối khi khách hàng đã order xong để chuyển tới bộ phận sau.
  • Tại bộ phận bếp cần truyền đạt lại cho nhà bếp để đầu bếp hiểu rõ yêu cầu của khách hàng.
  • Khi khách hàng order nhiều món nhân viên cần đánh dấu các món để đảm bảo bếp đã lên đủ món.
  • Đặc biệt khi tiếp nhận tư vấn cho khách hàng thì nhân viên phải niềm nở, thể hiện sự nhiệt tình và thân thiện. Điều này không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ của nhà hàng mà còn tăng thiện cảm giúp khách hàng yêu thích và quay lại trải nghiệm dịch vụ nhiều hơn.

nhân viên order cần tận tình và niềm nở

5. Tổng kết

Công việc take order cũng cần đảm bảo tính chuyên môn để hoạt động của nhà hàng được diễn ra suôn sẻ. Khi khách hàng có trải nghiệm tốt sẽ có những đánh giá tích cực và tạo được uy tín cho thương hiệu. Như vậy trên đây là những thông tin mà Nhà Hàng Số đã cung cấp về chủ đề take order là gì. Cùng tham khảo chuyên mục Thuật ngữ để đón đọc thêm những thông tin hấp dẫn về chủ đề F&B.

5/5 - (8 bình chọn)
Tung Ngo
Tung Ngo
Là một chuyên gia trong ngành F&B với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Có kiến thức sâu rộng về sản xuất, tiêu thụ, quản lý, phân phối và tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Tôi đã thành công trong việc phát triển và quản lý các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống của nhiều công ty lớn và nhỏ. Với tinh thần sáng tạo và đam mê, tôi luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Single Malt là gì? Chắt lọc tinh hoa từ quy trình ủ nghiêm ngặt

Single Malt là gì? Khám phá tinh hoa cùng...

C2C là gì? Mô hình kinh doanh mang lại hiệu quả chi phí cao

C2C là gì? Mô hình kinh doanh tạo gắn...

Churn rate là gì? Chỉ số đo lường mức độ rời bỏ của người dùng

Churn rate là gì? Tỷ lệ cho phép doanh...

Comfort food là gì? Ý tưởng kinh doanh comfort food hút khách

Comfort food là gì? Khái niệm quen thuộc trong...