Cách lập kế hoạch kinh doanh mà chi tiết hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vững mạnh hơn trong tương lai.
Trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, việc lập ra một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể sẽ giúp bạn đi đúng hướng và dễ dàng hơn trong việc đến với thành công. Vậy nên, trong bài viết này Nhà Hàng Số sẽ chỉ cho bạn cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất để giúp bạn có những bước đi vững chắc về sau.
Nội dung
- 1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
- 2. Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh?
- 3. 9 bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất
- 3.1. Bước 1: Ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh độc đáo
- 3.2. Bước 2: Đặt ra mục tiêu cần đạt được khi lên kế hoạch
- 3.3. Bước 3: Trước khi lập kế hoạch kinh doanh nên nghiên cứu và phân tích thị trường
- 3.4. Bước 4: Lập biểu đồ SWOT
- 3.5. Bước 5: Xác định rõ ràng mô hình tổ chức kinh doanh
- 3.6. Bước 6: Lập kế hoạch Marketing
- 3.7. Bước 7: Lên kế hoạch quản lý nhân sự cụ thể
- 3.8. Bước 8: Lập các kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng
- 3.9. Bước 9: Kế hoạch thực hiện
- 4. 5 điều cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh
1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là khái niệm của một kế hoạch cơ bản mô tả quá trình kinh doanh mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Bản kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng tới, phân tích bối cảnh thị trường trọng tâm, tình hình kinh doanh hiện tại, các đối thủ cạnh tranh và định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Kế hoạch kinh doanh sẽ mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Trên thực tế, một công ty/doanh nghiệp sẽ khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chi tiết.
Kế hoạch kinh doanh (Business Plan)
Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sẽ giúp bạn dự kiến được những chi phí và tình huống phát sinh có thể xảy ra trong tương lai, thông qua các quyết định của doanh nghiệp.
Thông thường, một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ gồm có: tóm tắt điều hành doanh nghiệp, mô tả chi tiết các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp và cuối cùng là dự định về mục tiêu của doanh nghiệp đó.
2. Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh?
Câu trả lời của câu hỏi này cũng giống như đáp án của câu hỏi: “Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?”. Chúng ta có thể thấy cụ thể nhất 3 ích lợi quan trọng mà một bảng kế hoạch kinh doanh có thể mang lại ngay dưới đây:
2.1. Giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng, nhanh chóng
Việc lập kế hoạch kinh doanh là bước làm cấp thiết nhất cho việc tạo nền tảng ban đầu của doanh nghiệp. Có thể kế hoạch đầu tiên của bạn không được chỉn chu và hiệu quả nhưng nó lại là kim chỉ nam giúp bạn điều chỉnh đúng mục tiêu và đi đúng hướng trên hành trình phát triển sau này.
2.2. Quảng cáo và tiếp nhận tài trợ tài chính
Trước khi quyết định tài trợ, các nhà đầu tư kinh doanh sẽ yêu cầu bạn đưa ra mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp hướng tới. Do đó, bạn cần chắc chắn về một chiến lược kinh doanh ổn định, bền vững và mạnh mẽ về mặt tài chính. Điều này cần được thể hiện một cách rõ nét trong phần báo cáo dự kiến về tài chính có trong bản kế hoạch kinh doanh. Bạn nên giải thích và trình bày sao cho thật ngắn gọn và dễ hiểu về mô hình kinh doanh của mình để tăng cơ hội tiếp nhận tài trợ từ các nhà đầu tư tiềm năng.
Hỗ trợ tiếp nhận tài chính
2.3. Đưa ra quyết định chiến lược
Một trong những lý do khiến việc lập kế hoạch kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng là vì chúng sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời với hiệu quả vô cùng cao. Nếu một doanh nghiệp không có kế hoạch, định hướng rõ ràng sẽ rất dễ đi sai hướng, khó nắm bắt được thời gian và dự định hoàn thành, dẫn đến kết quả không được như mong đợi.
3. 9 bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất
Chính vì hiểu được tầm quan trọng đó, chúng tôi đã giúp bạn vạch ra 9 bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất, giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng chạm tới thành công.
9 bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất
3.1. Bước 1: Ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh độc đáo
Trước khi bắt đầu lập ra một bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần có sẵn một ý tưởng tuyệt vời trong đầu. Vì nó chính là nền tảng, là mục tiêu mang đến cho bạn sự thành công. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là tạo ra cho doanh nghiệp một ý tưởng thật sự sáng tạo và độc đáo.
Để doanh nghiệp/công ty của mình có được những ý tưởng mới lạ và tuyệt vời nhất. bạn hãy thoải mái, tự tin đưa ra các ý tưởng của mình. Đừng ngần ngại hay tự ti về những suy nghĩ của bạn vì biết đâu, đó lại là hướng đi đúng đắn giúp công ty trở nên vững mạnh hơn nhiều. Và cũng đừng chần chừ tạo ra những kế hoạch kinh doanh với những ý tưởng táo báo, tiềm năng, không “đụng hàng”. Điều này sẽ giúp cho khoảng cách giữa bạn và vạch đích trở nên không còn xa nữa.
3.2. Bước 2: Đặt ra mục tiêu cần đạt được khi lên kế hoạch
Một sự thật mà bạn cần phải biết đó là muốn vẽ ra đường hướng thì bạn cần xác định được điểm đầu và điểm cuối. Mục tiêu và thành quả chính là động lực thúc đẩy bạn cố gắng từng ngày. Đừng quên lập ra các mục tiêu mà bạn muốn chinh phục để hỗ trợ bạn trong việc lập được một bản kế hoạch kinh doanh chính xác và chi tiết nhất nhé!
3.3. Bước 3: Trước khi lập kế hoạch kinh doanh nên nghiên cứu và phân tích thị trường
Việc hiểu rõ được môi trường xung quanh, nghiên cứu và phân tích thị trường là bước làm không thể thiếu trong bối cảnh thương trường hiện có hàng trăm, hàng ngàn đối thủ cạnh tranh khốc liệt.
Nghiên cứu và phân tích thị trường
Vậy nên, để có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, bạn cần điều tra kỹ thị trường nơi bạn nhắm tới, xác định rõ khách hàng mục tiêu, hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh và đối thủ cạnh tranh,… Chỉ khi trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cần thiết bạn mới có thể tham gia chinh chiến trên “chiến trường F&B”.
3.4. Bước 4: Lập biểu đồ SWOT
Phân tích SWOT chính là một trong những bước quan trọng nhất tạo nên thành công của một bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh bao gồm: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây được xem là một mô hình nổi tiếng không thể thiếu trong việc phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Biểu đồ SWOT
Việc lập biểu đồ SWOT sẽ giúp bạn thấy được một cách rõ nét điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, có gì để cạnh tranh với đối thủ và cần khắc phục điều gì. Khi đã nắm rõ được những thế mạnh của mình, bạn sẽ lập được kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn, chính xác hơn, tránh được những rủi ro không đáng có trong tương lai.
3.5. Bước 5: Xác định rõ ràng mô hình tổ chức kinh doanh
Khi bạn đã có sẵn cho mình một ý tưởng độc đáo, một hoạch định rõ ràng. Việc tiếp theo bạn cần làm là lựa chọn những người đồng đội có cùng chí hướng, những người cộng sự có chuyên môn khác nhau,… giúp cho doanh nghiệp của bạn trở thành một tổ chức kinh doanh thật sự. Cuối cùng, các bạn cần phân chia công việc một cách hợp lý, trao đổi, phối hợp giữa các bộ phận với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
3.6. Bước 6: Lập kế hoạch Marketing
Nếu bạn đã thực hiện những bước làm trên vô cùng chỉn chu và hoàn hảo nhưng lại quên mất việc lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp thì khả năng sản phẩm của bạn sẽ không được tiêu thụ nhiều như con số mà bạn mong muốn. Việc quảng bá, truyền thông là cực kỳ quan trọng đối với bất cứ một thương hiệu kinh doanh nào.
Do đó, ngay từ khi mới bắt đầu, bạn cần chuẩn bị một chiến lược dài hơi và linh hoạt để tiếp cận được tới khách hàng nhanh hơn. mở rộng thị trường dễ dàng hơn. Đây cũng chính là cách lập kế hoạch kinh doanh khôn ngoan nhất mà bạn cần chú ý.
3.7. Bước 7: Lên kế hoạch quản lý nhân sự cụ thể
Một tổ chức kinh doanh sẽ không chỉ có vài người tham gia mà con số này có thể được đếm bằng hàng chục, thậm chí là hàng trăm nhân viên và bạn không thể quản lý sát sao từng người một. Chính vì vậy, việc lên kế hoạch quản lý nhân sự cụ thể sẽ giúp bạn đào tạo, hướng dẫn và phát triển kỹ năng một cách chuyên nghiệp cho từng nhân viên trong doanh nghiệp.
Lập kế hoạch quản lý nhân sự cụ thể
Xem thêm:
Nội quy nhân viên nhà hàng chi tiết, cụ thể nhất
Mẫu nội quy bếp nhà hàng & quy định làm việc của bộ phận Bếp
3.8. Bước 8: Lập các kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng
Nếu doanh nghiệp của bạn không có một hoạch định rõ ràng về mặt quản lý tài chính, chi phí không được phân bổ một cách hợp lý thì có thể sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề. Vậy nên, bạn cần lập ra kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng bao gồm: những khoản phí cần chi, thời gian chi tiêu cụ thể, mốc thu rõ ràng,… để tránh gặp phải trường hợp “lãi không đủ bù lỗ”.
3.9. Bước 9: Kế hoạch thực hiện
Sau khi đã thành công lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể, việc cuối cùng bạn cần làm chính là triển khai từng bước và cần đảm bảo rằng mọi việc đều diễn ra theo quỹ đạo mà bạn đã hoạch định trước đó. Nếu có bất cứ một thay đổi nào, bạn cần dự trù thêm các kế hoạch B, C, D để kế hoạch không trở nên rối loạn.
Trên đây là cách lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết nhất mà Nhà Hàng Số muốn chia sẻ cho bạn. Mong rằng bản kế hoạch này sẽ hỗ trợ bạn một cách hiệu quả trong việc định hướng tương lai của doanh nghiệp.
4. 5 điều cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh
Không phải ai cũng có khả năng lập ra một bản kế hoạch kinh doanh vừa sáng tạo lại mang đến hiệu quả cao. Vậy nên, 5 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình thiết lập kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất với định hướng lối đi của doanh nghiệp bạn.
4.1. Trình bày kế hoạch thật ngắn gọn
Không phải cứ dài dòng là chứng tỏ kế hoạch kinh doanh của bạn chi tiết, hiệu quả. Việc lập kế hoạch kinh doanh theo một dàn ý ngắn gọn, súc tích sẽ giúp người đọc dễ hiểu và dễ dàng chỉnh sửa hơn nhiều so với một bản kế hoạch quá dài và miên man.
Trình bày kế hoạch ngắn gọn
4.2. Ngôn từ dễ hiểu
Một lưu ý quan trọng khác mà bạn cần ghi nhớ là việc sử dụng các từ ngữ phổ thông, dễ hiểu, giúp các nhà đầu tư có thể nắm bắt được hết những mục tiêu, đường đi mà bạn muốn hướng tới. Tránh việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành, từ ngữ viết tắt gây khó hiểu cho người đọc. Nếu không, bạn cần giải thích các sản phẩm của mình và các thuật ngữ kỹ thuật có trong bản kế hoạch ở cuối mục lục để người đọc dễ hiểu hơn.
4.3. Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh
Một ý tưởng nghe có thể hay nhưng chưa chắc có thể mang lại cho doanh nghiệp một kết quả tốt. Do đó, việc thử nghiệm ý tưởng của mình bằng một quảng cáo và kiểm tra, kiểm nghiệm tính khả thi của nó sẽ giúp bạn khắc phục được những bước đi sai trong bản kế hoạch của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.
4.4. Thiết lập mục tiêu
Đừng quên xác định rõ mục đích kinh doanh của bạn là gì, đối tượng muốn hướng đến. Thêm vào đó, bạn nên đặt ra các mục tiêu qua từng cột mốc để hoàn thành chúng. Sau đó, lên kế hoạch để hoàn thành những mục tiêu đó trong thời gian sớm nhất.
4.5. Không nên quá lo lắng khi lập kế hoạch kinh doanh
Một vài thống kê cho thấy phần lớn các chủ doanh nghiệp hay những doanh nhân đều không phải là những chuyên gia kinh doanh. Hầu hết họ đều phải tự tìm kiếm công cụ để phát triển. Vậy nên, bạn không cần quá lo lắng nếu không được học những kiến thức chuyên sâu liên quan đến việc kinh doanh. Đừng ngần ngại thực hiện ước mơ nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân hay một chủ doanh nghiệp chuyên nghiệp.
Tự tin thực hiện ước mơ trở thành doanh nhân, chủ doanh nghiệp
Trên đây là cách lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết từ A – Z mà Nhà Hàng Số muốn chỉ cho bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cho con đường đi tới thành công của doanh nghiệp bạn trở nên ngắn hơn bao giờ hết. Đừng quên ghé thăm chuyên mục Khởi Nghiệp của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích bạn nhé!