Công ty dịch vụ ăn uống TreeHouse bán cổ phần trị giá 950 triệu USD

Date:

Việc bán lại một phần hoạt động kinh doanh của mình đã giúp TreeHouse có thêm cơ hội “chuyển mình”, tập trung vào lĩnh vực mới…

TreeHouse Foods đã bán một phần cổ phần cho Investindustrial – một tập đoàn đầu tư có trụ sở tại Vương quốc Anh. Trong một tuyên bố, số cổ phần đã bán của công ty này đáng giá 950 triệu USD. Việc chuyển giao sẽ kết thúc vào tháng 4. Các món ăn như pasta, nước sốt đỏ, siro và nước sốt sẽ không còn có mặt trên thực đơn nữa.

1.Bối cảnh và cơ hội trong thương vụ bán lại của TreeHouse

Nhà sản xuất nhãn hiệu riêng của TreeHouse cho biết, việc bán lại sẽ giúp đơn giản hóa hoạt động kinh doanh của họ hơn. Ngoài ra, công ty sẽ tập trung vào việc đầu tư các danh mục thực phẩm có mức tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận cao. Đặc biệt là các món ăn vặt như các loại thanh, bánh quy và bánh quy giòn.

Cuộc giao dịch diễn ra trong bối cảnh nhu cầu nhãn hiệu riêng đang dần hồi sinh. Người tiêu dùng đang chật vật với chi phí leo thang, từ khí đốt, quần áo, thực phẩm đến chăm sóc y tế. Do vậy, họ có xu hướng mua nhiều mặt hàng này hơn để tiết kiệm tiền.

treehouse chuyển sang kinh doanh các loại bánh

TreeHouse được xây dựng từ sự kết hợp của 40 thương vụ hợp nhất – nơi tạo ra nhà sản xuất các sản phẩm nhãn hiệu riêng lớn nhất quốc gia. Hiện tại, công ty có trụ sở tại bang Illinois (Hoa Kỳ). Dưới thời của Giám đốc điều hành hiện tại – ông Steve Oakland, công ty đã trải qua nhiều thay đổi. Từ việc đóng cửa các nhà máy, cắt giảm đơn vị lưu kho (SKU), và giờ đây là thay đổi hoạt động kinh doanh từ bấy lâu.

Việc bán phần lớn công việc kinh doanh chuẩn bị bữa ăn sẽ tạo ra một TreeHouse có quy trình sản xuất tinh gọn hơn. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội giúp công ty tập trung vào phân khúc đồ ăn nhanh vốn đang phát triển nhanh chóng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây là thương vụ lớn thứ 2 của TreeHouse sau khi công ty vừa chuyển nhượng mảng kinh doanh ngũ cốc ăn liền cho Post Holdings với giá 85 triệu USD vào năm ngoái.

“Trước khi giao dịch chuyển nhượng, TreeHouse nhận được 40% doanh thu từ đồ ăn nhẹ và đồ uống. Dự tính, sau khi hoàn thành giao dịch, con số này sẽ tăng lên 60%”, ông Oakland nói.

2.Lý do quyết định và thay đổi của TreeHouse khi hoàn thành thương vụ

Theo cấu trúc hiện tại, TreeHouse có 29 ngành hàng, vận hành 40 nhà máy và có 14 nghìn đơn vị lưu kho. Sau khi hoàn tất thương vụ vào cuối năm nay, cấu trúc sẽ có sự thay đổi khi chỉ còn 18 ngành hàng, 26 nhà máy và 9 nghìn SKU. Mảng kinh doanh còn lại của công ty năm nay dự kiến có doanh thu ròng khoảng 3.5 tỷ USD.

Oakland còn cho biết, TreeHouse đã tận dụng bối cảnh hiện tại về nhu cầu của người tiêu dùng để tiến hành chuyển nhượng. Đồng thời, họ cũng cho rằng đây là thời điểm thích hợp để giảm tải hoạt động kinh doanh chuẩn bị bữa ăn. “Rõ ràng mọi người đang có nhu cầu tích cực đối với nhãn hiệu riêng. Việc đơn giản hóa hoạt động kinh doanh của công ty sẽ giúp chúng tôi tận dụng cơ hội và xu hướng này tốt hơn. Từ đó cũng thúc đẩy giá trị của TreeHouse trong thời điểm hiện tại và trong tương lai”.

treehouse không còn kinh doanh chuẩn bị bữa ăn nữa

Người tiêu dùng đã và đang có xu hướng nấu ăn ở nhà nhiều hơn, nên phân khúc kinh doanh chuẩn bị bữa ăn không có nhiều chỗ đứng bằng kinh doanh đồ ăn nhẹ. TreeHouse cảm nhận được triển vọng tăng trưởng của họ sẽ xán lạn hơn nếu hoạt động dưới một cấu trúc nhỏ hơn, nơi họ chỉ tập trung chủ yếu vào một phân khúc thực phẩm.

Chia sẻ với một số nhà phân tích, Oakland nói: “Nếu chúng tôi tập trung vào đồ ăn nhẹ và đồ uống, mức tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận mà chúng tôi đề ra sẽ không đạt được”. Giao dịch này được thiết kế để TreeHouse hướng tới các danh mục có lợi hơn, thân thiện với xu hướng của người tiêu dùng hơn. Chúng tôi cũng sẽ khai thác sâu vào mảng mới này hơn”.

Phía bên mua lại, công ty Investindustrial cũng là một gương mặt quen thuộc trong giới các công ty nhãn hiệu riêng kinh doanh rau củ, cà chua, nước ép trái cây và nước sốt mỳ ống ở châu Âu. Họ cho biết, thương vụ sẽ tiếp tục tạo ra một trong những nhà cung cấp sản phẩm thực phẩm nhãn hiệu riêng lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh thương vụ của TreeHouse, công ty này cũng đang mua Parker Food Group – một nhà cung cấp nguyên liệu giá trị gia tăng có trụ sở tại Hoa Kỳ, với số lượng không được tiết lộ.

bánh quy treehouse đang là sản phẩm đáng kỳ vọng nhất

Số tiền thu được từ việc bán lại sẽ được TreeHouse sử dụng để giảm nợ và củng cố bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, họ cũng sẽ dùng tiền để đầu tư vào các danh mục đồ ăn nhanh và đồ uống có tiềm năng tăng trưởng hấp dẫn. Oakland còn tự tin nói rằng, TreeHouse sẽ có chỗ đứng trong lĩnh vực đồ uống phục vụ một lần và bánh quy.

Trong thương vụ này, TreeHouse đã bị thuyết phục thông qua một lần giao dịch với Jana Partners – một nhà đầu tư chủ động. Jana đã thúc đẩy TreeHouse tự bán đi cổ phần kinh doanh chuẩn bị món ăn của mình. Thế nhưng ý tưởng ấy lại bị công ty “dập tắt” vào tháng 3. Họ chỉ cho biết sẽ xem xét thoái vốn một số bộ phận kinh doanh. Dần dà, họ nhận ra rằng, việc bán lại sẽ tạo ra một TreeHouse có quy trình hoạt động tinh gọn, cho ra tỷ suất lợi nhuận cao và tăng trưởng nhanh. Hơn nữa, điều này còn có thể thu hút vốn cổ phần tư nhân hoặc một nhà đầu tư khác quan tâm đến số cổ phần của các lĩnh vực kinh doanh còn lại trong công ty.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

TOP 8 mô hình số hóa FnB và cách áp dụng trong kinh doanh nhà hàng

Mô hình số hóa Fnb là một giải pháp...

Chủ chuỗi nhà hàng Kichi-Kichi, Gogi đóng cửa 39 chi nhánh

Theo thông báo chính thức, ông lớn ngành F&B...

Đợt IPO của Zomato: “Cú hích” ấn tượng

Đợt IPO của Zomato thành công giúp Startup trở...

Tương lai của StartUps ngành F&B sẽ ra sao?

Tương lai của các StartUps ngành F&B ra sao?...