Phỏng vấn CEO Glife và Novitee về tương lai ngành thực phẩm

Date:

Cuộc phỏng vấn 2 CEO Caleb Wu của Glife Technology và Benjamin Yang của Novitee cung cấp các thông tin về tác động của một số yếu tố quan trọng lên tương lai của ngành thực phẩm

Glife Technologies là công ty công nghệ kỹ thuật số giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Công ty có trụ sở tại Singapore. Hạng mục kinh doanh của Glife là thực phẩm và công nghệ nông nghiệp. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp này là kết nối nông dân trong khu vực với các doanh nghiệp dịch vụ thực phẩm (F&B). Cùng với Novitee – một công ty giải pháp công nghệ F&B đa kênh, họ đã công bố trong vòng gọi vốn Series A rằng, hai công ty đã hợp tác với nhau để thu hẹp khoảng cách giữa các nhà hàng, nhà cung cấp và nông dân bằng cách cung cấp một nền tảng giải pháp kỹ thuật số một cửa, có thể phục vụ cho nhu cầu của chuỗi giá trị thực phẩm đầu cuối.

Từ khi ra mắt vào năm 2018, Glife Technology đã phát triển từ việc tập trung loại bỏ các mối quan hệ trung gian giữa nông dân và nhà hàng. Họ cung cấp các giải pháp tích hợp theo chiều dọc trong ngành nông sản. Dịch bệnh đã làm gián đoạn ngành công nghiệp, chứng tỏ nhu cầu cấp thiết phải áp dụng công nghệ trên toàn bộ chuỗi giá trị thực phẩm để nâng cao hiệu quả và lợi nhuận trong lĩnh vực này.

Là một nhà cung cấp giải pháp dịch vụ thực phẩm tích hợp theo chiều dọc, Glife đã mở rộng dịch vụ của mình vào năm 2021 bằng cách cung cấp toàn bộ công nghệ kỹ thuật số nhà hàng cho các thương gia trong ngành HORECA (nhà hàng -khách sạn và dịch vụ ăn uống). Từ việc phân phối chuỗi cung ứng “từ hạt giống đến bàn ăn” tới thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật số cho nhà hàng, Glife hướng đến mục tiêu kết nối các bên liên quan trong chuỗi giá trị thực phẩm trên một nền tảng duy nhất để củng cố hệ sinh thái.

Novitee được thành lập vào năm 2015. Công ty là một nền tảng công nghệ dịch vụ thực phẩm nhằm nâng cao năng lực của các thương nhân trong mảng F&B và các nhà cung cấp thực phẩm F&B. Bộ giải pháp của công ty bao gồm POS (các điểm bán hàng), đặt hàng qua mã QR, thanh toán, mua hàng, hàng tồn kho, bếp trung tâm & phần mềm quản lý chuỗi cung ứng. Là một nhà cung cấp giải pháp dịch vụ thực phẩm tích hợp đầu – cuối, Novitee tận dụng lợi thế về công nghệ đã được chứng minh trong ngành để giúp tăng lợi nhuận của các thương gia và nhà cung cấp, đồng thời chia sẻ thông tin chi tiết hữu ích tới các doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa hai công ty sẽ chứng kiến sự gia tăng áp dụng công nghệ không chỉ trên toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm mà còn trong việc những nhu cầu từ các nhà hàng có thể được truyền đạt tới các nhà cung cấp một cách đơn giản với mỗi đơn hàng.

Trong phần phỏng vấn với với TechNode của Caleb Wu – nhà đồng sáng lập, kiêm Phó Giám đốc điều hành Glife Technologies và Benjamin Yang – Giám đốc điều hành của Novitee, chúng ta sẽ tìm hiểu cách mà quan hệ đối tác của họ dự đoán khả năng của AI và các phân tích dự đoán để xác định cung và cầu nguyên liệu mà một nhà hàng cần có với mọi đơn đặt hàng thực hiện bởi một quán ăn nhỏ.

Những xu hướng thúc đẩy đổi mới và áp dụng công nghệ trong ngành thực phẩm và nông sản ở Đông Nam Á là gì? Có những số liệu đáng chú ý nào thể hiện được cơ hội trong lĩnh vực này không?

Caleb và Ben: Ngành nông nghiệp và thực phẩm rất rộng và có nhiều khía cạnh. Có những xu hướng liên quan đến canh tác cần độ chính xác cao, các lựa chọn thay thế làm bằng thực vật hoặc thịt được nuôi cấy. Glife Technologies là một công ty công nghệ thực phẩm B2B có trọng tâm là chuỗi cung ứng thực phẩm. Các xu hướng thúc đẩy đổi mới và áp dụng mà chúng tôi quan sát được bao gồm: (1) Thiết bị nông nghiệp thông minh (2) Thay đổi sở thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm làm bằng thực vật (3) Ứng dụng các thiết bị AI và IoT trong chuỗi giá trị thực phẩm (4) Big Data và Máy học (5) Thanh toán và tài chính.

Caleb (Glife):
Nông nghiệp trong môi trường có kiểm soát (CEA) và Canh tác theo phương thẳng đứng

CEA và Canh tác sử dụng phương thức IoT, AI và Robotics để canh tác quy mô lớn với mục tiêu trang trại 365 ngày trong môi trường được kiểm soát, tăng sản lượng và giảm sử dụng tài nguyên. Trong một số trường hợp, người máy được sử dụng để thu hoạch và chỉnh sửa gen để tăng năng suất – có thể theo dõi thông qua ứng dụng AppHarvest/ eFishery.

CEA là cơ hội lớn cho các quốc gia Đông Nam Á có ngành nông nghiệp chuyên dụng và có nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp kỹ thuật số trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Trong khi các giải pháp kỹ thuật số được cung cấp rộng rãi cho các chủ nhà hàng, điều tương tự lại không xảy ra đối với các nhà cung cấp của họ. Khả năng tiếp cận thuận tiện với công nghệ chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á còn thiếu rất nhiều, và ở hầu hết các nước, khó khăn trong việc vận hành một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thường được giải quyết bằng cách phó thác cho những người lao động rẻ mạt. Điều này không thể tái diễn khi lạm phát tiền lương bắt đầu tăng mạnh, những hạn chế để đảm bảo an toàn trong dịch bệnh và sự bất động của thị trường lao động sẽ khiến thị trường giá rẻ chuyển sang thị trường đắt tiền.

ceo caleb wu

Glife tập trung phát triển công nghệ chuỗi cung ứng nội bộ mang tên GlifeWare. GlifeWare hỗ trợ hoạt động của Glife từ các nhà cung cấp nông nghiệp đến các khách hàng F&B của chúng tôi. Nhu cầu về các giải pháp trong chuỗi cung ứng ngày càng tăng, chúng tôi đã có kế hoạch để giúp các đồng nghiệp cùng ngành có cơ hội được sử dụng GlifeWare. Ví dụ như GrubMarket ở Mỹ.

Benjamin (Novitee):
Big Data và Máy học
COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp F&B đẩy nhanh việc triển khai các giải pháp kỹ thuật số của họ. Việc áp dụng hàng loạt sẽ giúp các doanh nghiệp ày có quyền truy cập vào dữ liệu mà trước đây học không có quyền truy cập. Trọng tâm tiếp theo sẽ là giải mã và áp dụng những dữ liệu này.

Big Data và Máy học sẽ khiến các nhà hàng áp dụng giá cả linh hoạt và giao động hơn, đồng thời giúp các doanh nghiệp F&B có kinh nghiệm hơn khi đánh giá chiến dịch tiếp thị và khuyến mại của mình.

Big Data cũng sẽ cung cấp thông tin về chuỗi cung ứng và chiến lược mua sắm hiệu quả hơn, từ đó các nhà hàng cũng có hiểu biết sâu sắc hơn về các xu hướng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Thanh toán và tài trợ
Novitee đã nhận thấy sự gia tăng lớn về nhu cầu thanh toán và tài trợ. Trong lúc để ý đến xu hướng Mua trước – Trả sau (BNPL) cho bán lẻ, chúng tôi tìm thấy một xu hướng tương tự đối với bối cảnh F&B, nơi khách hàng hiện đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế BNPL cho các bữa ăn có giá cao hơn.

Blockchain và tiền điện tử cũng ngày càng phổ biến. Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều nhà hàng nhận được yêu cầu áp dụng tiền điện tử làm phương thức thanh toán.

Tài trợ chuỗi cung ứng

Ngày nay, ngày càng nhiều nhà cung cấp và nhà hàng nhận thấy lợi ích của việc khai thác tài trợ chuỗi cung ứng để giảm bớt gánh nặng về dòng tiền. Các nhà cung cấp thường đưa ra các điều khoản thanh toán 30 đến 60 ngày (thậm chí nhiều hơn). Việc các nhà hàng phải đối mặt với các vấn đề về dòng tiền sẽ gây căng thẳng cho toàn bộ mối quan hệ nhà cung cấp – thương gia. Do đó, cách khám phá các phương pháp tài trợ thay thế này sẽ giảm bớt một phần vấn đề đang còn nhức nhối.

Tác động của đại dịch lên những người nông dân, nhà cung cấp và doanh nghiệp trong ngành là gì?

Caleb (Glife): Trong đại dịch, hoạt động hậu cần trng chuỗi giá trị thực phẩm bị gián đoạn, tác động tiêu cực đến số lượng thực phẩm sẵn có và chất lượng, độ tươi, độ an toàn, khả năng tiếp cận thị trường và khả năng chi trả. Tại Singapore, nhiều nhà hàng đã buộc phải đóng cửa trong thời gian ban hành lệnh đóng cửa. Điều này dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ nhưng rời rạc trong nhu cầu và nguồn cung các sản phẩm và thực phẩm. Ngược lại, nhu cầu của mua sắm tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa lân cận và các kênh thương mại điện tử bán hàng tạp hóa của người tiêu dùng tăng vọt.

Do biến động cung cầu, ngày càng nhiều nhà cung cấp và nhà hàng buộc phải dự đoán chính xác số lượng thực phẩm cần mua cho doanh nghiệp của họ, và từ đó dẫn đến việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số.

Đại dịch đã tạo cơ hội cho Glife tăng tốc phát triển. Tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng do phụ thuộc quá nhiều vào quy trình thủ công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ tin cậy của các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm tươi sống. Tình hình dịch bệnh cung thể hiện sự lơ là đối với các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm cả về tính sẵn có của các giải pháp kỹ thuật số trên thị trường – nơi nhà cung cấp có thể số hóa và tối ưu hóa hoạt động, cũng như mạng lưới an toàn của chính phủ – nơi không có sẵn nguồn tài chính do chính phủ hỗ trợ cho họ so với các thương gia F&B.

team glife

Điều này đã xác thực và củng cố mô hình kinh doanh của Glife, nơi các giải pháp công nghệ độc quyền của chúng tôi như Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và Phần mềm quản lý kho (WMS) giảm sự phụ thuộc vào lao động và giúp tăng năng suất trên nhiều phương diện. Chúng tôi coi đây là một thị trường sản phẩm rộng lớn, phù hợp để mở rộng và cung cấp chuyên môn kỹ thuật số giúp các doanh nghiệp chống chọi giữa bối cảnh đại dịch trong một không gian cung cấp hoàn toàn mới.

Benjamin (Novitee):
Thiếu nhân lực
Điều hành một công ty F&B là một hoạt động đòi hỏi sự chuyên sâu. Do đó, nhiều chủ nhà hàng lựa chọn giải pháp dễ dàng nhất để giải quyết những rắc rối trong hoạt động của họ, chính là tăng thêm nguồn nhân lực. Tình hình COVID-19 nghiêm trọng khiến biên giới các quốc gia bị đóng cửa. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng dẫn đến một cơ hội lớn, đòi hỏi chủ các nhà hàng phải có chiến lược hơn trong việc tạo lập các kế hoạch. Với nguồn nhân lực hạn chế, các công ty bắt đầu phải xem xét nghiêm túc việc điều hành hoạt động kinh doanh của họ sao cho hiệu quả hơn. Đây là lý do tại sao tôi nhận thấy sự thu hút lớn về mặt công nghệ tự phục vụ của công ty chúng tôi, từ việc đặt hàng qua mã QR đến các ki-ốt tự phục vụ.

Nhiều người lập luận rằng, nhân viên cần phải xây dựng thêm mối quan hệ với khách hàng để bán được nhiều hơn. Nhưng khi đối mặt với thực tế không có đủ đồ để chạy dịch vụ ăn tối, các công ty phải ngồi lại và xem xét lại các giả định trong quá khứ của họ. Trên thực tế, việc bán thêm cũng có thể thực hiện bằng các giải pháp công nghệ. Với công nghệ kỹ thuật số, các chủ nhà hàng giờ đây đã có nhiều dữ liệu hơn để đưa ra các quyết định tốt hơn, như định giá và quyết định những chương trình khuyến mãi nào nên kết hợp với nhau.

Đưa ra quyết định mua sắm tốt hơn
Tôi đồng ý với Caleb. Khi đại dịch xảy ra, toàn bộ chuỗi giá trị lương thực đã bị gián đoạn. Các nhà hàng (giống như một số nhà hàng của chúng tôi) phải dày công tìm kiếm các nguyên liệu cần thiết. Việc thay đổi chính sách thường xuyên cũng có nghĩa là các nhà cung cấp không thể dự đoán lượng hàng tồn kho sẽ mang theo. Mọi thứ còn tồi tệ hơn khi tại nhiều cơ sở thực phẩm ở Singapore, việc lấy và mua hàng dự trữ từ các nhà cung cấp thực phẩm có quy trình rất thủ công và hoàn toàn dựa trên giấy tờ. Do đó, các nhà hàng liên tục phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu.

chuyến xe cung ứng nguyên liệu của glife

Điều này dẫn đến việc các nhà hàng nhận ra nhu cầu số hóa quy trình mua sắm của họ. Lỗ hổng mà nhiều chủ nhà hàng mắc phải là do họ dựa vào kinh nghiệm để mua hàng. Khoảng trống này có thể được công nghệ lấp đầy. Thông qua xu hướng số hóa, không khó để đo lường mức tồn kho hiện có và đưa ra quyết định sáng suốt về những gì cần phải đặt hàng từ các nhà cung cấp. Điểm hay ở đây là rất nhiều tác vụ có thể được tự động hóa hoàn toàn.

Suy nghĩ lại về vai trò của nhà bếp
Chúng tôi nhận thấy một xu hướng đang gia tăng đáng kể khi nhiều khách hàng F&B đa ngành bắt đầu áp dụng các giải pháp bếp trung tâm của chúng tôi. Khi thực hiện nghiên cứu và phỏng vấn, chúng tôi nhận ra rằng, điều này là do chuỗi nhà hàng đang phải tìm hiểu lại cách thiết kế quy trình nhà bếp của họ.

Do thiếu nhân lực, những chuỗi nhà hàng này muốn nấu ăn và sản xuất tại bếp trung tâm của họ, trước khi những bán thành phẩm được gửi xuống cửa hàng, nơi nhà bếp có thể kết thúc quá trình nấu nướng và áp dụng các quy trình cần thiết.

Một số thách thức chính khác mà ngành phải đối mặt trong việc áp dụng các chiến lược kỹ thuật số và hợp lý hóa nguồn cung cấp thực phẩm là gì?

Caleb (Glife): Cá nhân tôi cảm thấy rằng sự miễn cưỡng đổi mới và áp dụng công nghệ là điển hình của bất kỳ ngành nào đã trải qua một thời gian dài trước khi thành công. Ngành chuỗi cung ứng thực phẩm cũng xảy ra điều tương tự. Nếu không có những thay đổi về cấu trúc như trong trường hợp xảy ra do COVID-19, ngành này vẫn hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận “khủng” để duy trì hoạt động, ngay cả khi không sử dụng công nghệ. Trên thực tế, đầu tư vào công nghệ sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngắn hạn của họ.

Việc thiếu đổi mới cũng gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng về nhân tài và thế hệ trẻ tham gia vào ngành. Điều này càng làm trầm trọng thêm sự sẵn sàng đón nhận các giải pháp công nghệ.

Nhưng tôi tin rằng việc áp dụng các giải pháp công nghệ và kỹ thuật số sẽ tăng tốc với sự gia nhập vào ngành từ các công ty khởi nghiệp như Glife và hỗ trợ khu vực công.

Benjamin (Novitee):

Chờ đợi quay lại “lối sống cũ”
Một số chủ nhà hàng vẫn rất ngạc nhiên khi thấy thế giới đã thay đổi quá nhiều. Họ dường như mong cho đại dịch chóng qua để quay lại cách điều hành công việc kinh doanh cũ của họ. Công nghệ có thể giải quyết các vấn đề như thiếu nhân lực, tăng tiền thuê mặt bằng và chi phí thực phẩm. Tuy nhiên, rào cản chính phải vượt qua đối với nhiều nhà kinh doanh“ kỳ cựu” trong ngành là phải hiểu rằng, những cách làm và chiến lược cũ đã mang lại cho họ thành công trong quá khứ không nhất thiết phải là con đường của tương lai.

Một thách thức quan trọng khác cần giải quyết đó là quan điểm của nhiều lao động trẻ. Họ cho rằng “làm trong ngành F&B không phải là lựa chọn nghề nghiệp mà tôi muốn cân nhắc. Công việc của ngành này đòi hỏi phải làm việc trong nhiều giờ, môi trường nóng nực và quy trình thủ công”. Do đó, thông qua công nghệ và tự động hóa, chúng tôi có thể giải quyết những hoài nghi mà nhiều người lao động trẻ đang suy nghĩ. Và điều này đối với tôi là rất quan trọng. Thực phẩm là phần tất yếu, cũng như một phần di sản văn hóa của chúng tôi. Tôi không muốn thấy một Singapore bị mất đi di sản văn hóa ẩm thực như vậy.

Khả năng tương tác của các giải pháp
Đúng, chúng tôi đã có những bước tiến dài. Nhiều nhà hàng đang chuyển sang kỹ thuật số. Tuy nhiên, với bối cảnh kỹ thuật số phức tạp như vậy, điều đó cũng có nghĩa là các nhà hàng sẽ cần nhiều mảng kỹ thuật số khác nhau. Họ có thể đang sử dụng phần mềm kế toán từ một công ty, một hệ thống khách hàng thân thiết từ một công ty khác, và một hệ thống mua sắm và kiểm kê từ nước ngoài, tất cả đều không được tích hợp vào điểm bán hàng của họ. Do đó, nếu chúng ta không giải quyết vấn đề về khả năng tương tác, luồng thông tin kỹ thuật số sẽ bị phân mảnh và rời rạc, và tạo ra nhiều cản trở hơn là lợi ích cho nhà hàng.

Sự hợp tác giữa Glife Technologies và Novitee có nghĩa gì và nó có ý nghĩa gì đối với những hoạt động trên toàn bộ chuỗi giá trị thực phẩm?

Caleb (Glife): Khoản đầu tư vào Novitee là một quan hệ đối tác chiến lược, vì khả năng bổ sung của họ giúp tăng cường các dịch vụ của Glife trong không gian kỹ thuật số và cho phép chúng tôi hoàn thiện và mở rộng các giải pháp của mình cho các thương gia F&B. Chúng tôi tin rằng, các giải pháp công nghệ và kiến ​​thức chuyên môn của Novitee đồng hành với hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của Glife để tạo ra một sản phẩm toàn diện hơn sẽ củng cố đề xuất kinh doanh của chúng tôi.

Ben (Novitee):

Mối quan hệ cộng sinh
Tôi nhớ khi đại dịch mới bắt đầu, chúng tôi đã làm việc với một chuỗi công ty F&B rất lớn để đưa các nhà cung cấp của họ vào hệ thống thu mua nhà cung cấp của chúng tôi. Trong quá trình giới thiệu, một trong những chủ doanh nghiệp đến và nói rằng, đối với mỗi loại sản phẩm, họ muốn giới thiệu từ 4 đến 8 nhà cung cấp khác nhau cho mỗi thành phần.

Điều này làm tôi ngạc nhiên vì trong các cách triển khai thông thường của chúng tôi, người ta thường không chọn nhiều hơn hai hoặc ba nhà cung cấp cho mỗi thành phần. Tôi đã trở nên tò mò và hỏi anh ấy về lý do. Câu trả lời của anh là: “Những nhà cung cấp thực phẩm này cố gắng ép giá tốt nhất từ ​​các chủ nhà hàng. Vì vậy, nếu muốn có nhiều lựa chọn thay thế nhất để trong trường hợp họ cố gắng tối đa hóa lợi ích từ tôi, tôi có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp”.

Sự thú vị trong câu chuyện này là, một trong những nhà cung cấp mà anh ấy đề cập, tình cờ cũng là khách hàng của Novitee và chúng tôi đã cùng ăn tối với nhau vài ngày sau đó. Trong bữa tối, tên của chuỗi F&B tương tự đã xuất hiện. Và nhà cung cấp ấy đã nói với tôi rằng: “Anh có biết làm việc với những F & B này khó khăn như thế nào không? Họ đã cố gắng siết chặt biên lợi nhuận của chúng tôi và kéo dài thời hạn thanh toán càng lâu càng tốt. Điều này khiến vị thế của chúng tôi trở nên rất khó khăn”.

Sự hợp tác của Glife và Novitee là để giải quyết vấn đề cố hữu mà ngành công nghiệp thực phẩm đang gặp phải. Có sự ngờ vực sâu sắc giữa nhà cung cấp thực phẩm và chủ nhà hàng. Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ giữa nhà hàng và nhà cung cấp thực phẩm của họ có thể rất bất lợi. Nhưng trên thực tế, chúng chỉ là các mặt khác nhau của cùng một đồng xu.

hợp tác giữa glife và novitee

Trường hợp này xảy ra vì cả hai bên đều thiếu thông tin đầy đủ, nhà hàng nghĩ rằng nhà cung cấp thực phẩm đang bán nguyên liệu cho họ với giá rất đắt, nhưng họ quên rằng, với các nhà cung cấp thực phẩm, chi phí đầu tư của họ cũng rất lớn và họ cũng gặp phải những vấn đề giống như các công ty F&B, đó là thiếu nhân lực.

Về phía nhà cung cấp thực phẩm, họ cho rằng các nhà hàng cố gắng ép giá tốt nhất từ ​​nhà cung cấp và kéo dài thời hạn thanh toán càng tốt.

Đối với Glife và Novitee, sứ mệnh của chúng tôi là nâng cao ngành Công nghiệp Thực phẩm và giúp thay đổi mối quan hệ giữa nhà cung cấp thực phẩm và nhà hàng. Chúng tôi thấy các nhà cung cấp thực phẩm và nhà hàng có mối quan hệ cộng sinh. Các nhà cung cấp thực phẩm và nhà hàng đều đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ sinh thái ngành thực phẩm. Những gì chúng ta cần làm là xây dựng sự đồng cảm và lòng tin giữa hai bên. Cách để đạt được điều này là thông qua việc chia sẻ dữ liệu.

Thông qua phân tích dự đoán phù hợp theo xu hướng, sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học, Glife với kiến ​​thức về cung ứng và Novitee với kiến ​​thức về nhà hàng, chúng tôi sẽ tập hợp chuyên môn để giúp cả nhà cung cấp thực phẩm và chủ nhà hàng tối đa hóa lợi nhuận của họ một cách hài hòa .

Như chúng tôi đã nói, cả hai công ty đã bắt tay vào nghiên cứu để xem việc mua hàng của người tiêu dùng tác động đến các nhà hàng và những xu hướng này sau đó sẽ tác động đến cách nhà hàng mua hàng từ các nhà cung cấp thực phẩm như thế nào. Mục tiêu của nghiên cứu là đảm bảo toàn bộ chuỗi cung ứng được tối ưu hóa, để cả nhà hàng và nhà cung cấp thực phẩm không cần phải tồn kho quá nhiều, giảm lãng phí và chi phí lưu giữ. Chúng tôi cũng đang xem xét việc tài trợ chuỗi cung ứng và xem xét cách thức có thể áp dụng dữ liệu có từ các nhà cung cấp và nhà hàng để giảm bớt gánh nặng về dòng tiền cho đôi bên.

Một số kế hoạch trong tương lai mà chúng ta có thể mong đợi từ cả hai công ty là gì?

Caleb (Glife): Chúng tôi sẽ mở rộng sang thị trường thứ 3 tại Indonesia vào Q12022 thông qua việc mua lại chiến lược tại một công ty khởi nghiệp theo mô hình “farm-to-table” ở địa phương. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn đưa GlifeWare vào hoạt động tại Indonesia và cung cấp trải nghiệm thú vị tương tự cho khách hàng F&B ở Indonesia của chúng tôi.

Công ty cũng đang mở rộng hoạt động tại Malaysia từ Johot Bahru đến Kuala Lumpur với việc thành lập một trung tâm phân phối khác tại Kuala Lumpur để phục vụ tốt hơn các doanh nghiệp F & B ở đó.

Chúng tôi cũng đang làm việc chăm chỉ cùng Novitee để tăng thêm giá trị cho khách hàng và nhà cung cấp của chúng tôi.

Benjamin (Novitee): Novitee sẽ xem xét việc mở rộng chuyên môn của chúng tôi sang nghiên cứu dữ liệu lớn và khám phá xem xu hướng của người tiêu dùng tác động như thế nào đến việc mua hàng tại nhà hàng, từ đó tác động đến quản lý chuỗi cung ứng.

Chúng tôi cũng sẽ tìm cách mở rộng sang Indonesia và đưa các sản phẩm công nghệ nhà hàng của mình ra thị trường.

Theo dõi Nhà Hàng Số để tìm hiểu thêm nhiều bài viết thú vị về chuyển động F&B nhé!

Xem thêm:

5/5 - (6 bình chọn)
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

TOP 8 mô hình số hóa FnB và cách áp dụng trong kinh doanh nhà hàng

Mô hình số hóa Fnb là một giải pháp...

Chủ chuỗi nhà hàng Kichi-Kichi, Gogi đóng cửa 39 chi nhánh

Theo thông báo chính thức, ông lớn ngành F&B...

Đợt IPO của Zomato: “Cú hích” ấn tượng

Đợt IPO của Zomato thành công giúp Startup trở...

Tương lai của StartUps ngành F&B sẽ ra sao?

Tương lai của các StartUps ngành F&B ra sao?...