Mô hình kinh doanh của 7-eleven: Sự thành công đột phá

Date:

Mô hình kinh doanh của 7-Eleven tạo ra doanh thu chủ yếu thông qua việc bán sản phẩm tiện lợi với hệ thống bán lẻ khổng lồ hoạt động 24/7

Mô hình kinh doanh của 7-Eleven không chỉ đem lại sự tiện lợi, mà còn chú trọng vào trải nghiệm khách hàng. Thương hiệu đã chứng minh sự hiệu quả của mô hình bằng việc phát triển mở rộng với quy mô khổng lồ, đem lại sự tăng trưởng ổn định trong doanh thu. Chính nhờ nguồn doanh thu chủ yếu từ bán lẻ, tốc độ mở rộng quy mô chóng mặt, 7-Eleven trở thành cái tên huyền thoại trong thị trường cửa hàng tiện lợi.
Trong bài viết hôm nay, Nhà Hàng Số sẽ đưa ra những phân tích chi tiết về mô hình kinh doanh của gã khổng lồ này.

1. Tổng quan về thị trường cửa hàng tiện lợi

Quy mô thị trường cửa hàng tiện lợi toàn cầu được định giá 2,12 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Dự kiến, thị trường này có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,6% từ năm 2022 đến năm 2028. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở các thị trường mới nổi, mật độ dân số tăng ở các khu vực thành thị, mở rộng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ ở các quốc gia đang phát triển và sự phổ biến ngày càng tăng của ý tưởng nhượng quyền thương mại đều góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường.
thị trường cửa hàng tiện lợi toàn cầu
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ bình quân hàng năm của Việt Nam sẽ đạt 11,9% trong giai đoạn 2016 – 2020. Thị trường này đạt quy mô gần 180 tỷ USD vào năm 2020. Đặc biệt, mô hình cửa hàng tiện lợi đang cạnh tranh gay gắt khi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đua nhau mở chuỗi, đầu tư công nghệ, tăng cường dịch vụ để tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Mô hình kinh doanh của 7-Eleven đã được hình thành và xây dựng dựa trên thị trường thực tế. Với những hoạt động phát huy hiệu quả cao.

2. Giới thiệu về chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven

7-Eleven là chuỗi cửa hàng bán lẻ tiện lợi đa quốc gia. Thương hiệu này được thành lập năm 1927, có trụ sở tại Dallas, Texas, Mỹ. Mô hình kinh doanh của 7-Eleven hiện nay được hình thành bắt đầu từ năm 1946. Giai đoạn 1928 – 1946, 7-Eleven hoạt động dưới cái tên Tote’m. Sau đố, năm 1946, 70% cổ phần đã được bán lại cho Seven & I Holdings. Cái tên 7-Eleven cũng ra đời từ đây.giới thiệu về mô hình kinh doanh của 7 eleven
Năm 1980, mô hình kinh doanh của 7-Eleven bắt đầu mở rộng sang Thụy Điển, Na Uy, Đài Loan và một số quốc gia khác. Tuy nhiên, cũng từ đây, công ty mẹ rơi vào tình trạng thua lỗ tài chính do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Sau đó, vào năm 1987, một công ty cửa hàng tiện lợi Nhật Bản đã mua lại chuỗi này. 7-Eleven đã được tái cấu trúc và trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất đến từ Mỹ hiện nay.

3. 7-Eleven bán gì?

Mô hình kinh doanh của 7-Eleven không chỉ dừng lại ở việc bán đồ ăn, thức uống đóng gói tiện lợi. Chuỗi cửa hàng còn cung cấp các món ăn nóng hổi đặc trưng theo từng địa phương. Sự đa dạng hóa trong sản phẩm giúp 7-Eleven phục vụ tối đa lượng khách hàng. Chiến lược bản địa hóa sản phẩm cũng giúp thương hiệu chinh phục thị trường một cách nhanh chóng.
7 eleven bán gì

4. Phân khúc khách hàng trong mô hình kinh doanh của 7-Eleven

Tệp khách hàng của 7-Eleven khá lớn, bao gồm 4 nhóm.

  • Người tiêu dùng thành thị. Nhóm này bao gồm người tiêu dùng sống ở các khu vực đô thị và thành phố lớn hơn, những người ưa chuộng sự thuận tiện và nhanh chóng khi mua sắm.
  • Người tiêu dùng bận rộn. Nhóm này bao gồm công nhân, nhân viên văn phòng có ít thời gian mua sắm tại các chuỗi siêu thị truyền thống hơn hoặc chuẩn bị bữa ăn cho chính mình. Họ thường tận dụng nhiều lựa chọn đồ ăn nhẹ, cà phê và thực phẩm của 7-Eleven.
  • Sinh viên và người lao động có thu nhập thấp. Đây là những người tiêu dùng trẻ tuổi và người lao động có thu nhập thấp hơn. Họ thường tiêu thụ các sản phẩm rẻ hơn của 7-Eleven.
  • Các gia đình. Các đình có trẻ nhỏ là nhóm khách hàng quan tâm nhiều đến chương trình khuyến mãi tại của 7-Eleven. Các sản phẩm tiện lợi cũng được nhóm này tiêu thụ nhiều.

phân khúc khách hàng trong mô hình kinh doanh của 7 eleven
7-Eleven có sự hiện diện rộng rãi trên toàn cầu, phục vụ khách hàng trên 19 quốc gia trên toàn thế giới, chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ.

4. Giá trị cốt lõi trong mô hình kinh danh của 7-Eleven

7-Eleven đem đến giá trị cốt lõi cho khách hàng thông qua những trải nghiệm được xây dựng.

  • Tiện lợi. 7-Eleven mang đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện và hiệu quả cho khách hàng. Chuỗi cung cấp đồ ăn nhẹ, đồ uống nóng và các sản phẩm khác một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bên cạnh đó, các dịch vụ khác, chẳng hạn như rút tiền mặt, từ các địa điểm thuận tiện trong khu thương mại và dân cư cũng được cung cấp.
  • Dịch vụ khách hàng. 7-Eleven cung cấp dịch vụ khách hàng đặc biệt, đội ngũ nhân viên của công ty nhằm mục đích cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp, thân thiện cho khách hàng và trải nghiệm mua sắm thú vị;
  • Khả năng tiếp cận và Phạm vi tiếp cận. Mạng lưới bán lẻ rộng lớn với sự hiện diện rộng khắp các thành phố lớn, giúp các dịch vụ của công ty trở nên dễ tìm và dễ tiếp cận.
  • Danh tiếng Thương hiệu. 7-Eleven là một trong những thương hiệu nổi tiếng và dễ nhận biết nhất trong ngành bán lẻ tiện lợi. Đồng thời, thương hiệu đã chứng minh sự thành công trong việc cung cấp các dịch vụ sáng tạo, chất lượng cao.

giá trị cốt lõi trong mô hình kinh doanh của 7 eleven
Xem thêm: Chiến lược marketing của Kichi Kichi – Chìa khóa phát triển bền vững

5. Kênh phân phối trong mô hình kinh doanh của 7-Eleven

7-Eleven chủ yếu phục vụ khách hàng của mình thông qua chuỗi các cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu 7-Eleven. Mạng lưới 77.711 cửa hàng đã, đang và sẵn sàng phục vụ khách hàng trải dài 19 quốc gia.kênh phân phối của 7 eleven
Tại các cửa hàng này, công ty phục vụ khách hàng trực tiếp thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng và dịch vụ tại cửa hàng, những người bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Ngoài việc bán sản phẩm trực tiếp thông qua các cửa hàng của mình, 7-Eleven còn cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến thông qua trang web của mình tại www.7-eleven.com.trang web của 7 eleven
Dịch vụ này cho phép khách hàng mua các sản phẩm – bao gồm đồ ăn nhẹ và đồ uống nóng – và được giao hàng đến tận nhà của họ thông qua dịch vụ giao hàng của 7NOW. 7-Eleven cũng cung cấp cho khách hàng một ứng dụng, qua đó họ có thể truy cập vào các giao dịch, phần thưởng và lợi ích cũng như trải nghiệm thanh toán nhanh hơn.
Các cửa hàng của 7-Eleven được hỗ trợ bởi một mạng lưới phân phối và hậu cần rộng lớn bao gồm các trung tâm phân phối chung và hoạt động giao hàng. Cơ sở hạ tầng này giúp đảm bảo rằng công ty có các sản phẩm thực phẩm và đồ uống tươi sống để bán cho khách hàng hàng ngày.

6. Mối quan hệ với khách hàng trong mô hình kinh doanh của 7-Eleven

7-Eleven cung cấp các sản phẩm của mình cho khách hàng trên cơ sở tự phục vụ thông qua cửa hàng trực tuyến và phần lớn là tự phục vụ thông qua các địa điểm bán lẻ thực tế của mình.
Công ty thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng cách cung cấp và trải nghiệm mua sắm thuận tiện, hiệu quả và dễ chịu. Nhân sự của công ty là chìa khóa để thực hiện điều này. Ngoài những dịch vụ được cung cấp trực tiếp tại cửa hàng, 7-Eleven cung cấp trang web và vận hành đội ngũ chăm sóc khách hàng để duy trì kết nối.mối quan hệ với khách hàng trong mô hình kinh doanh của 7 eleven
Các chương trình khách hàng thân thiết được 7-Eleven triển khai. Hệ thống mạng xã hội cũng được thương hiệu tận dụng để kết nối với khách hàng. Thông qua mạng lưới này, 7-Eleven tương tác tốt với khách hàng của mình và nhanh chóng giải quyết được các vấn đề phát sinh.chương trình tích điểm 7 eleven

7. Các hoạt động chính của 7-Eleven

Mô hình kinh doanh của 7-Eleven được tổ chức thành 6 phân khúc hoạt động.

    • Phân khúc Cửa hàng tiện lợi. Công ty vận hành một mạng lưới cửa hàng tiện lợi rộng lớn dưới thương hiệu 7-Eleven thông qua hoạt động trực tiếp và nhượng quyền.
    • Phân khúc Siêu thị. Công ty vận hành các siêu thị tổng hợp, siêu thị thực phẩm và cửa hàng đặc sản.
    • Phân khúc Cửa hàng bách hóa. Công ty vận hành các cửa hàng bách hóa, đặc biệt là Sogo & Seibu.
    • Mảng Dịch vụ Ăn uống. Công ty tham gia vào kinh doanh nhà hàng, kinh doanh thức ăn theo hợp đồng và kinh doanh thức ăn nhanh.
    • Phân khúc liên quan đến tài chính. Công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, thẻ tín dụng và cho thuê.
    • Phân khúc Đặt hàng qua Thư, thông qua đó công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh đặt hàng qua thư và bán các sản phẩm quà tặng.

siêu thị 7 eleven

8. Các đối tác chính của 7-Eleven

Mô hình kinh doanh của 7-Eleven hợp tác chặt chẽ với nhiều đối tác tại Nhật Bản và nước ngoài trong việc vận hành hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Các đối tác của 7-Eleven bao gồm.

  • Nhà cung cấp và Đối tác bán hàng. Nhóm này gồm các công ty thực phẩm và nhà bán buôn khác nhau. Đây là đối tác cung cấp hàng hóa cũng như các nhà cung cấp bên thứ ba của nhiều dịch vụ khác.
  • Đối tác nhượng quyền. Nhóm này bao gồn các công ty và chủ sở hữu doanh nghiệp khác nhau điều hành các cửa hàng 7-Eleven theo hợp đồng nhượng quyền.
  • Đối tác Phân phối và Giao hàng. Bao gồm các công ty hậu cần và phân phối khác nhau hỗ trợ lưu trữ và phân phối các sản phẩm được bán trên mạng lưới cửa hàng của 7-Eleven. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng hỗ trợ dịch vụ giao hàng tận nhà cũng nằm trong nhóm này.
  • Các Đối tác Tiếp thị và Xây dựng Thương hiệu. Bao gồm các thương hiệu, công ty và tổ chức khác nhau hợp tác với 7-Eleven trong các dự án đồng thương hiệu, tiếp thị và phát triển kinh doanh khác nhau.
  • Đối tác chiến lược. Bao gồm một loạt các công ty và tổ chức hợp tác với 7-Eleven trong nhiều dự án kinh doanh, công nghệ khác.

Trong những năm gần đây, 7-Eleven đã hợp tác với WD Partners để tìm cách cập nhật giao diện và trải nghiệm cho các cửa hàng của mình. Đồng thời, 7-Eleven thiết lập quan hệ với NEC, như một phần của quan hệ đối tác công nghệ chiến lược cho mạng lưới 7-Eleven toàn cầu.
đối tác trong mô hình kinh doanh của 7 eleven

9. Doanh thu trong mô hình kinh doanh của 7-Eleven

7-Eleven tạo ra doanh thu chủ yếu thông qua việc bán đồ ăn nhẹ, đồ uống và các sản phẩm tiện lợi khác cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới các cửa hàng bán lẻ của mình. Doanh thu chủ yếu đến từ bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, cũng như bán hàng được thực hiện qua cửa hàng trực tuyến và dịch vụ giao hàng.
sản phẩm của 7 eleven
7-Eleven cũng tạo ra một phần doanh thu thông qua việc thu phí nhượng quyền từ các công ty và chủ doanh nghiệp khác nhau điều hành các cửa hàng 7-Eleven với tư cách là người nhận nhượng quyền.

10. Nguồn lực của 7-Eleven

Các nguồn lực chính của 7-Eleven bao gồm:

  • Sản phẩm và hàng tồn kho.
  • Các nhà cung cấp và chuỗi cung ứng.
  • Cơ sở hạ tầng lưu trữ và phân phối, nhân sự và các địa điểm bán lẻ thực tế của nó.

Chìa khóa quan trọng nhất đối với hoạt động của công ty là các sản phẩm mà công ty cung cấp và nhân viên bán hàng của công ty. Cả hai đều rất cần thiết trong việc cung cấp trải nghiệm cho khách hàng mà 7-Eleven đang hướng đến.
Hoạt động kinh doanh của công ty cũng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng công nghệ và truyền thông. Đặc biệt là đối với cửa hàng trực tuyến và ứng dụng di động cũng như các mối quan hệ đối tác khác nhau của công ty.

11. Cơ cấu chi phí trong mô hình kinh doanh của 7-Eleven

7-Eleven phải chịu các chi phí liên quan đến việc mua sắm, bảo quản và phân phối sản phẩm của mình trên mạng lưới các cửa hàng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, chi phí cũng bao gồm lương và lợi ích cho lực lượng lao động toàn cầu rộng khắp tại các văn phòng, cửa hàng và trung tâm phân phối.
Công ty cũng phải chịu chi phí liên quan đến việc phát triển và duy trì cơ sở hạ tầng công nghệ và truyền thông. Việc quản lý các mối quan hệ đối tác, mua sắm các dịch vụ và thiết bị bên ngoài cũng như việc thực hiện các chiến dịch tiếp thị.
phân tích mô hình kinh doanh của 7 eleven

12. Mô hình kinh doanh của 7-Eleven: Sự thành công đột phá

Sự thành công của 7-Eleven là không thể phủ nhận. Những con số về tốc độ tăng trưởng là minh chứng rõ ràng cho điều đó. 7-Eleven là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất toàn cầu với hơn 77.000 cửa hàng trải rộng khắp 19 quốc gia.
Do tác động của đại dịch, kết quả kinh doanh của 7-Eleven cũng bị giảm nhẹ. Theo báo thường niên năm 2021 của 7-Eleven, công ty đạt doanh thu hơn 168 tỷ USD, giảm 0.08% so với năm 2020. Mức lợi nhuận năm 2021 giảm 13,45% so với năm 2020.
số lượng cửa hàng và doanh thu của 7 eleven
lợi nhuận của 7-eleven

13. Tạm kết

Nhìn chung, mặc dù giai đoạn 2019 – 2021, doanh thu và lợi nhuận của 7-Eleven bị sụt giảm. Xong, mức giảm này không xuất phát từ bên trong thương hiệu, mà thay đổi do tác động của đại dịch. Doanh thu toàn cầu của 7-Eleven đang có dấu hiệu tăng trở lại trong năm 2022.
Mô hình kinh doanh của 7-Eleven đã chứng tỏ được sự hiệu quả khi đánh vào trải nghiệm khách hàng, hợp tác đa phương để phát triển nền tảng công nghệ, cũng như nhượng quyền thương hiệu. Những hoạt động kinh doanh giúp 7-Eleven mang lại nhiều giá trị cốt lõi cho khách hàng của mình. Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những phân tích chi tiết nhất xoay quanh các doanh nghiệp F&B Việt Nam và quốc tế trong các bài viết tiếp theo.

4.9/5 - (14 bình chọn)
Giang Đinh
Giang Đinh
Là một người có niềm yêu thích đặc biệt với lĩnh vực F&B, Giang Đinh đã dành trọn thời gian của mình để nghiên cứu về các doanh nghiệp, về các con số, cũng như những case study thuộc lĩnh vực này. Hiện tại, Giang đang giữ vai trò là một Freelance Writer cho nhiều dự án khác nhau chuyên về lĩnh vực F&B.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...