CEO đa nghề của Starbucks – Laxman Narasimhan, người tự trải nghiệm nhiều công việc khác nhau tại Starbucks để hiểu rõ về thương hiệu
Trước khi trở thành CEO mới của Starbucks. Laxman Narasimhan từng làm nhiều công việc khác nhau tại Starbucks để hiểu rõ về thương hiệu mình phát triển.
Nội dung
1. Tiểu sử về Laxman Narasimhan – CEO Starbucks
Laxman Narasimhan là một giám đốc điều hành người Mỹ gốc Ấn Độ, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1967. Ông đã từng là Giám đốc thương mại của PepsiCo và Giám đốc điều hành của Reckitt. Vào tháng 10 năm 2022, ông gia nhập Starbucks với tư cách “Giám đốc điều hành tạm thời” và sau khi chuyển giao quyền lực. Ông kế nhiệm Howard Schultz giữ vị trí CEO chính thức của Starbucks từ ngày 1 tháng 4 năm 2023.
Laxman Narasimhan là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy với gần 30 năm kinh nghiệm lãnh đạo và tư vấn các doanh nghiệp tiêu dùng toàn cầu. Laxman Narasimhan đã xây dựng được một lịch sử thành công cho các công ty lớn như PepsiCo. Narasimhan gia nhập Starbucks với tư cách là Giám đốc điều hành vào ngày 1 tháng 10 năm 2022. Sau khi chuyển từ Luân Đôn đến khu vực Seattle và làm việc với Howard Schultz, Giám đốc điều hành tạm thời.
2. Laxman Narasimhan trải nghiệm làm nhân viên tại Starbucks
Sở hữu gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trước khi được bổ nhiệm làm CEO của Starbucks. Ông đã từng đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cao cấp tại nhiều công ty lớn bao gồm Lysol và Mucinex – công ty mẹ của Durex, và PepsiCo Inc. Cuối năm 2022, Howard Schultz – người đồng sáng lập và từng là CEO của Starbucks – quyết định rút lui khỏi vị trí này. Tập đoàn đã tìm kiếm một người kế nhiệm thích hợp. Narasimhan đã được chọn làm CEO mới của Starbucks. Vị trí mới của Narasimhan đi đôi với nhiệm vụ tiếp tục phát triển và thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty.
Ông chính thức đảm nhiệm vị trí này vào ngày 1/4/2023. Trước đó, Narasimhan đã dành nhiều tháng để trực tiếp trải nghiệm công việc tại Starbucks. Đặc biệt là làm việc như một nhân viên pha chế. Điều này giúp ông có được cái nhìn sâu sắc về các hoạt động của công ty. Đồng thời, cùng nhân viên của Starbucks tìm ra các cách để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh.
3. CEO Starbucks lạ lẫm với công việc của nhân viên pha chế
Ông Narasimhan đã làm việc cùng với nhân viên pha chế. Điều này nhằm tìm hiểu lý do tại sao việc pha cà phê đôi khi lại khó khăn đối với khách hàng. Ông đã dành 4 giờ mỗi ngày để làm việc tại các cửa hàng Starbucks khác nhau. Ông muốn khuyến khích các lãnh đạo cấp cao khác làm điều tương tự.
Narasimhan là một CEO tận tâm với công việc của mình. Ngay khi rời công ty cũ, ông đã dành 6 tháng để tìm hiểu về văn hóa và hoạt động của Starbucks. Điều táo bạo nhất mà ông đã làm là trở thành nhân viên pha chế. Sau 40 giờ đào tạo, Narasimhan đã được chứng nhận đủ khả năng và bắt tay vào công việc. Ông đã đến thăm các cơ sở ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Ông sở hữu khả năng nói 6 thứ tiếng và kinh nghiệm làm việc trên toàn thế giới.
Ấn tượng nhất ở ông đó là Starbucks Nhật Bản, nơi khách hàng có thể uống cà phê khi quỳ trên chiếu tatami. Tuy nhiên, việc làm nhân viên pha chế không hề đơn giản. Ông ngạc nhiên khi phát hiện ra rất nhiều quy trình và kỹ năng cần phải nắm vững.
Narasimhan không chỉ quan tâm đến khách hàng mà còn quan tâm đến nhân viên. Sau giờ làm việc buổi sáng, ông thường gọi các nhân viên ra để lắng nghe phản hồi của họ về công việc. Một nhân viên đã chia sẻ về việc làm việc quá tải và chỉ có 40 giây để chuẩn bị đồ uống. Narasimhan cho biết Starbucks cần tính toán một cách thực tế về khả năng lao động của nhân viên trong giờ cao điểm.
4. Khởi đầu mới khác biệt của Starbucks khi có CEO mới
Có một số nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi về khả năng của Howard Schultz. Đó là việc ông không tham gia vào các hoạt động hàng ngày của Starbucks. Ông Schultz là người đã đóng góp rất lớn đối với thương hiệu. Biến Starbucks từ một cửa hàng cà phê địa phương thành một thương hiệu quốc tế.
Sau khi tiếp quản thương hiệu, Narasimhan đã nhận thức được những thách thức mà công ty đang đối mặt. Đặc biệt là về việc giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí trong chuỗi cung ứng của công ty. Với kinh nghiệm từ vị trí cựu CEO Pepsico, ông đã sử dụng những kỹ năng của mình để quản lý công ty. Tại đây ông cũng tìm ra những giải pháp để cải thiện chất lượng cà phê. Công nghệ thanh toán được áp dụng thiết bị hiện đại hơn.
Narasimhan cũng đã lên kế hoạch mở rộng Starbucks rộng khắp thế giới. Điều này nhằm mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng. Từ những kế hoạch kể trên, có thể thấy rằng ông đã sử dụng kỹ năng chuyên nghiệp của mình để đưa Starbucks tiến lên phía trước và đối phó với những thách thức trong tương lai.
Xem thêm:
- CEO Cơm gà Kampong: từ nữ MC thành bà chủ chuỗi nhà hàng
- CEO …Ka Coffee: Từ “Liều lĩnh” đến dẫn đầu xu hướng cafe
5. Những tín hiệu thành công ban đầu
Tìm hiểu ngay những bước đầu thành công của Starbucks dưới sự lãnh đạo của Laxman Narasimhan cùng Nhà Hàng Số nhé!
5.1 Kế hoạch phát triển
Dưới sự lãnh đạo của Laxman Narasimhan, Starbucks đang chuẩn bị cho một giai đoạn mới phát triển. Với kinh nghiệm lãnh đạo rộng rãi và thành tựu đáng kể trong ngành kinh doanh và tiếp thị. Narasimhan được xem là người có khả năng phù hợp để đưa Starbucks tiến xa hơn trong tương lai.
Trong quá trình chuyển giao quyền lãnh đạo. Narasimhan đã thảo luận với Howard Schultz về hướng đi của Starbucks. Cả hai đồng ý rằng công ty cần hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn. Đặc biệt khi Starbucks chuẩn bị mở thêm 55.000 cửa hàng mới trên toàn thế giới. Narasimhan đã cam kết sẽ tăng tốc kế hoạch hiện có của công ty. Để cải thiện hoạt động và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng.
Xem thêm:
- Thương hiệu Mixue và câu chuyện kiến tạo thị trường mới
- Thương hiệu cafe đình đám BTS Coffee và câu chuyện phía sau
5.2 Mở rộng sản phẩm và dịch vụ
- Starbucks đã mở rộng sản phẩm và dịch vụ của mình ra nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cà phê, trà, đồ ăn nhẹ và đồ uống có cồn. Một số sản phẩm mới nhất của họ bao gồm trà Teavana, Starbucks Reserve Roastery và Starbucks Reserve Bar. Ngoài ra, Starbucks cũng đã mở rộng khách hàng đích đến của mình bằng cách mở rộng cửa hàng đến các địa điểm mới trên khắp thế giới.
- Họ cũng đã tập trung vào việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, bao gồm các tấm pin mặt trời trên mái nhà của các cửa hàng của họ và sử dụng các sản phẩm tái chế và thân thiện với môi trường trong gói đồ uống và thức ăn của họ.
- Một trong những chiến lược được Narasimhan đưa ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là tập trung vào công nghệ và kỹ năng số hóa. Starbucks đang tập trung vào việc phát triển các ứng dụng di động và công nghệ thanh toán. Để cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Công ty cũng đang tìm cách tích hợp trí thông minh nhân tạo và dữ liệu.
- Không chỉ tập trung vào khách hàng, Starbucks cũng đang tìm cách thúc đẩy bền vững và trách nhiệm xã hội. Công ty đã cam kết tạo ra một môi trường làm việc bền vững và đẩy mạnh các chương trình tái chế và giảm thiểu rác thải. Starbucks cũng hợp tác với các nhà sản xuất cà phê để cải thiện điều kiện sống của người nông dân và bảo vệ môi trường.
6. Tạm kết
Trong tổng thể, dưới sự lãnh đạo của Laxman Narasimhan, Starbucks đang đưa ra các chiến lược đa dạng. Góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đẩy mạnh tăng trưởng bền vững. Thương hiệu tin rằng sẽ đạt được lợi nhuận lớn và tiếp tục phát triển trong tương lai.
Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục brand story.