Bếp trên mây (Cloud kitchen) là gì? Xu hướng mới ngành F&B

Date:

Bếp trên mây (Cloud kitchen) là gì? Xu hướng chuyển đổi số mới của ngành F&B có thực sự tiềm năng?

Bếp trên mây (Cloud Kitchen) là gì? Câu hỏi mà ai cũng thắc mắc khi chứng kiến tác động khủng khiếp của nó đến ngành F&B. Một trong những bước tiến vượt bậc, trở thành xu hướng kinh doanh “hot” nhất hiện nay. Phương thức kinh doanh này có thể giúp bạn giảm thiểu được các trở ngại về rủi ro đầu tư của những nhà hàng và tăng đáng kể lợi nhuận. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay xu hướng kinh doanh này thông qua bài viết dưới đây.

1. Đổi mới để “tồn tại”

Đại dịch đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp nhà hàng toàn cầu. Sau tháng 3 năm 2020, cơ sở ăn uống của các nhà hàng đóng cửa và khách hàng buộc phải ở nhà. Điều này dẫn đến rất nhiều thay đổi trong thói quen tiêu dùng. Đó là hạn chế đến nơi đông người. Vì vậy, ngày càng có nhiều khách tích cực tìm kiếm trên các ứng dụng đặt hàng.
Theo báo cáo của Q&Me, 75% người được khảo sát có sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn online. Và có khoảng 24% là những người lần đầu sử dụng do dịch. Công nghệ ngày càng phát triển với nhiều ứng dụng thông minh. Dù đặt hàng hay thanh toán cũng đều có thể xử lý trực tuyền nhanh chóng. Vào năm 2019, 51% khách hàng đặt đồ ăn qua ứng dụng hoặc website. Trong thời kỳ dịch bệnh, tỷ lệ đó đã tăng lên 82%. Hơn nữa, đây cũng là giải pháp hiệu quả để tận dụng nguồn nhân lực giao hàng khổng lồ hiện nay.
Sự thay đổi đó đòi hỏi các mô hình kinh doanh phải đổi mới để tồn tại. Thế nên, rất nhiều doanh nghiệp bắt đầu đa dạng hóa dịch vụ của họ. Đó là giới thiệu đặt hàng trực tuyến cho các hoạt động thông qua “bếp đám mây”. Chi phí thấp, quản lý, vận hành đơn giản là những lý do khiến bạn không thể bỏ qua mô hình này.
tương quan giữa giao hàng online và mua trực tiếp tại nhà hàng qua các năm

2. Bếp trên mây (Cloud Kitchen) là gì?

Vậy Bếp trên mây/ Cloud Kitchen là gì? Bếp đám mây là mô hình nhà hàng không sở hữu địa điểm ăn uống hay trang thiết bị cho ăn uống tại chỗ. Mô hình này chỉ phục vụ chế biến món ăn. Từ nhận đơn đến vận chuyển hoàn toàn nhờ vào sự hợp tác với bên thứ ba Hoặc các nền tảng đặt hàng online kết hợp giao hàng. Một số nhà bếp ma cũng cho phép khách hàng có thể tự lấy đồ ăn của mình. Tất cả doanh số của họ phụ thuộc vào đặt hàng trực tuyến. Mô hình này thực sự là “chiếc phao cứu cánh” của hàng triệu người trong thời gian bị cấm vận áp đặt.

Hơn nữa, một nhà hàng có thể vận hành nhiều thương hiệu hoặc bếp trên mây. Bởi có nhiều bếp nhà hàng khác nhau hoạt động trong cùng một khu vực. Điều này cung cấp cho các nhà hàng phương pháp tiếp cận chi phí thấp, hiệu quả cao để tối đa hóa việc giao hàng.
Ví dụ điển hình nhất về những căn bếp như vậy là Behrouz Biryani, The Oven Story và Faasos. Cả ba đều được điều hành bởi một trong những thương hiệu nhà hàng Ấn Độ lớn nhất (bếp đám mây). Hoặc Rebel Foods đã huy động được 175 triệu đô la gần đây với mức định giá 1,4 tỷ đô la. Doanh thu đã tăng lên đáng kể khi thêm các thương hiệu chỉ giao hàng vào thực đơn tại nhà của họ.

cloud kichen là gìcông cụ trong cloud kitchen

3. Sự phát triển “vũ bão” của mô hình Cloud Kitchen

Cloud Kitchen xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố New York (Mỹ) vào năm 2015. Và ngày càng chứng minh được sức hút trên toàn cầu. Theo thống kê hiện nay, Mỹ đang có 1.500 Cloud Kitchen. Trung Quốc có khoảng 7.500 bếp trung tâm. Ấn Độ sở hữu khoảng 3.500 bếp.

Theo báo cáo của Businesswire, thị trường bếp đám mây toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 118,5 tỷ USD vào năm 2027. Tăng trưởng với tốc độ CAGR mạnh 13,5%. Chưa kể, quy mô thị trường dự kiến ​​của riêng bếp đám mây dự kiến ​​sẽ đạt 1,05 tỷ USD vào năm 2023. Các app về giao hàng mỗi năm thu về 120 tỷ USD. Và có thể lên đến 230 tỷ USD vào 2025. Bởi vậy, bếp trên mây được dự đoán là tương lai của ngành nhà hàng.

quy mô phát triển cloud kitchen
Quy mô phát triển Cloud Kitchen từ năm 2021 – 2030

thị trường cloud kitchen toàn cầu 2020 - 2024

Tại Việt Nam, mặc dù bếp trên mây không quá phổ biến. Thế nhưng, nó đã xuất hiện từ lâu. Cách đây 9 năm, Flyfood đã ra mắt mô hình kinh doanh chủ yếu bán thức ăn qua online. Hiện tại, FlyFood đang là thương hiệu F&B kinh doanh theo kiểu mô hình Cloud Kitchen thành công nhất TP. Hồ Chí Minh.

Đến năm 2017, ứng dụng đặt đồ ăn Now đã cho ra mắt Now Station. Một mô hình khá giống Cloud Kitchen. Tuy nhiên, sau đó Now chỉ thử nghiệm và không tiến lên xây dựng Ghost Kitchen. Chỉ đến năm 2019, Grab cho ra mắt Grab Kitchen. Khi đó, Cloud kitchen mới được nhiều người biết đến. Sau gần 3 năm, Grab đã xây dựng được 3 Grab Kitchen. Nhờ sự tiên phong và viral mạnh mẽ từ Grab, cùng điều kiện dịch bệnh phức tạp, bếp trên mây ngày càng phát triển đáng kinh ngạc.

Mới đây, anh Hoàng Tùng – người sáng lập thương hiệu Cloud Cook đã lên Shark Tank. Mô hình tiềm năng này đã nhận được sự đầu tư của Shark Liên và Shark Bình. Mỗi Shark đầu tư 3 tỷ cho 25% cổ phần. Tại miền Nam, cũng có không ít doanh nhân nhìn ra được tiềm năng của mô hình này. Từ đó, quyết định gia nhập cuộc chơi bất chấp Covid-19. Một số thương hiệu phải kể đến như Chef Station, Tasty Kitchen hay Food Ngon.

cloud cook

4. Nguyên lý hoạt động của mô hình Cloud Kitchen

Quy trình vận hành

  • Các hoạt động đặt hàng của Cloud kitchen là trực tuyến. Do đó, hệ thống đặt hàng, bán hàng, kết nối với các đơn vị vận chuyển, thanh toán Online là một phần bắt buộc phải có để tiếp nhận các đơn hàng khi khách đặt. Khách có thể đặt từ các kênh sau: Website của nhà hàng, quán ăn; Sàn thương mại điện tử như Shopee Food,…; Các đơn vị vận chuyển thứ 3: Grab, Loship, Now…; Khách đặt hàng qua Fanpage, Zalo…
  • Trung tâm xử lý dữ liệu sẽ có hệ thống quản lý order, giao hàng, quan hệ khách hàng (CRM), tích hợp thanh toán thông qua ngân hàng hoặc ví điện tử…
  • Xử lý nhu cầu order xong, nhà bếp kết nối với hệ thống đơn hàng online thông qua hệ thống điểm bán hàng (POS). Đơn hàng sẽ được hiển thị thông qua màn hình điện tử để tối ưu dữ liệu và tránh sai sót.
  • Sau đó, đầu bếp sẽ tiến hành chế biến, hoàn thành đơn hàng. Cuối cùng, kiểm tra và đóng gói để tài xế giao tận nơi khách hàng.

quy trình vận hành bếp trên mâymô hình cloud kitchen

Cách thức quản lý

Với hệ thống bếp trên mây, ứng dụng chính không chỉ nằm ở mỗi POS. Mà ở toàn bộ bếp để quy trình vận hành được tối ưu theo các nguyên tắc. Đồng thời giúp khách hàng yên tâm khi có thể chủ động theo dõi đơn hàng.

Tiếp đó, cần có hệ thống cập nhật đơn hàng đã xong cho tài xế. Và có một số nguyên tắc trong điều phối nhân viên giao hàng. Chẳng hạn như định dạng đường, đến trước thì nhận trước. Hoặc những đơn hàng quan trọng sẽ được ưu tiên cho những tài xế được đánh giá cao.

Những bất lợi về kỹ thuật thực sự là điều khó khăn mà nhà đầu tư vào mô hình này phải đối mặt. Nếu muốn phát triển lâu dài. Hiện tại trên thị trường Việt Nam đã có Grab Kitchen và Chef Station là 2 mô hình đầu tiên áp dụng công nghệ này.

5. Các mô hình Cloud Kitchen phổ biến hiện nay

Để lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, bạn có thể xem xét một số mô hình bếp trên mây hiện nay dưới đây.

5.1 Bếp đám mây độc lập/ thương hiệu đơn

Bếp đám mây độc lập và đơn thương hiệu là nhà bếp chấp nhận đơn đặt hàng trực tuyến. Họ có thể tự mình phân phối sản phẩm, thông qua bộ phận tổng hợp thực phẩm hoặc qua cả hai. Họ thường cung cấp 1-2 món ăn và có một thực đơn nhỏ với 10-15 món.

5.2 Nhà hàng ảo

Nhà hàng ảo là thương hiệu chỉ tồn tại trực tuyến trên các trang tổng hợp thức ăn trực tuyến của bên thứ ba. Hoặc trang web hỗ trợ đặt hàng trực tuyến của riêng họ. Họ sử dụng cơ sở hạ tầng bếp và tài nguyên của một nhà hàng lâu đời. Đồng thời, cung cấp các mặt hàng thực phẩm khác với nhà hàng chứa thương hiệu ảo. Bằng cách này, hai thương hiệu không cạnh tranh với nhau. Và doanh thu đến từ thương hiệu ảo sẽ gia tăng cho hoạt động kinh doanh tổng thể.

5.3 Bếp đám mây đa thương hiệu

Bếp đám mây đa thương hiệu là một không gian bếp lớn có thể chứa các hoạt động của nhiều thương hiệu. Cơ sở hạ tầng nhà bếp, đội ngũ nhân viên và nguồn lực giống nhau có thể được tận dụng để điều hành hoạt động của nhiều thương hiệu.

5.4 Không gian bếp chung

Không gian bếp chung trên đám mây là không gian bếp chung lớn với các đơn vị bếp riêng cho từng thương hiệu. Các đơn vị này được trang bị tốt và đầy đủ các tiện nghi hiện đại cần thiết cho một nhà bếp đám mây độc lập. Nó giống như việc chia sẻ không gian làm việc chung của một số doanh nghiệp hiện nay. Từ đó, giúp cá nhân dễ dàng tập trung vào việc chuẩn bị thức ăn hơn.

5.5 Nhà bếp trên đám mây Aggregator

Bếp đám mây Aggregator cũng là không gian bếp chung lớn. Sự khác biệt duy nhất giữa bếp đám mây tổng hợp và bếp đám mây dùng chung là các thương hiệu hoạt động từ bếp đám mây tổng hợp là độc quyền được tổng hợp. Họ không thể chấp nhận đơn đặt hàng từ các trang web của riêng họ. Hoặc bất kỳ trang web tổng hợp trực tuyến nào khác.

Nhà bếp trên đám mây do nhà điều hành quản lý

Nhà bếp trên đám mây do nhà điều hành quản lý giống như không gian bếp chung. Tuy nhiên, nhà điều hành sẽ đảm nhận toàn bộ hoạt động của nhà bếp trên đám mây từ thương hiệu. Hay nói cách khác là tuân theo mô hình nhượng quyền ảo.

mô hình cloud kitchen

6. Ưu điểm của mô hình bếp trên mây (Cloud Kitchen) là gì?

Với độ “hot” của mình, mô hình kinh doanh Cloud Kitchen đang làm mưa làm gió trong thị trường F&B. Cùng Nhà Hàng Số khám phá những lợi thế hay khó khăn gì so với mô hình kinh doanh nhà hàng truyền thống nhé!

6.1 Phù hợp với xu hướng ăn uống mùa dịch

Trong và sau dịch, người tiêu dùng thường xuyên đặt hàng trên mạng. Theo báo cáo Kinh tế Đông Nam Á dự đoán, vào năm 2020, thị trường giao đồ ăn trực tuyến ở Việt Nam có tỷ lệ thâm nhập là 9,8%. Doanh thu thị trường đạt được là 302 triệu USD. Chưa kể, số lượng người dùng tăng đáng kể với khoảng hơn 10,5 triệu người. Dự kiến cán mốc 17 triệu vào năm 2024. Với khoảng 61 triệu người sử dụng Internet, các doanh nghiệp không thể nào bỏ qua ngách thị trường tiềm năng này.

6.2 Tối ưu các khoản đầu tư, vận hành

Có không ít nhà hàng phải đối mặt với khủng hoảng doanh thu nặng nề. Thực trạng này khiến hàng loạt quán ăn, nhà hàng phải ngừng kinh doanh.
Mô hình Bếp trên mây được phát triển chỉ để tập trung chỉ giao hàng. Bởi vậy, các nhà hàng, quán ăn có thể tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng tối đa. Diện tích chỉ khoảng 15-25m2 là đạt yêu cầu. Mỗi bếp chỉ cần 2-5 đầu bếp. Việc nhận đơn và giao hàng sẽ do công ty chủ quản lo tất tần tật. Do đó, bạn không phải chịu chi phí thuê, vận hành hoặc nhân công lớn.
không gian bếp trên mây

6.3 Chất lượng được đặt lên hàng đầu

Trong mô hình Cloud kitchen không cần thuê bất cứ nhân viên phục vụ nào. Vì vậy, họ thường tập trung đầu tư đội ngũ nhân viên nhà bếp có tay nghề cao. Và chất lượng đồ ăn là thứ duy nhất tiếp cận kết nối giữa thực khách với nhà hàng. Tại bếp trung tâm, các món ăn từ nhiều thương hiệu khác nhau sẽ do một đầu bếp phụ trách. Bởi công ty chủ quản đã có đội ngũ phụ trách các khâu.

6.4 Tiếp cận nhiều khách hàng hơn

Vấn đề cốt yếu của một nhà hàng chính là số lượng khách hàng muốn thưởng thức món ăn. Và Cloud Kitchen sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này với giải pháp marketing online. Giải pháp hàng đầu với khả năng thu hút khách hàng hiệu quả. Và đương nhiên, số lượng đơn sẽ tăng lên. Điều này còn giúp nhà hàng có thể tiết kiệm khoản đầu tư đáng kể cho marketing offline.

6.5 Ứng dụng tự động hóa hiệu quả

Mô hình kinh doanh bếp tối có nhiều chỗ cho tự động hóa. Mọi quy trình đều được thực hiện trực tuyến. Các nhà bếp tối sẽ dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu thời gian thực liên quan đến sở thích đặt hàng, các mặt hàng phổ biến và tần suất đặt hàng. Từ đó, điều chỉnh mô hình kinh doanh của họ cho phù hợp.

Linh hoạt trong thay đổi và mở rộng mô hình

Với mô hình kinh doanh bếp trên mây, bạn có thể thay đổi thương hiệu, thực đơn và thực phẩm dễ dàng Thậm chí có thể thay đổi linh hoạt mô hình kinh doanh bếp trên mây. Nhờ vậy, việc mở rộng quy mô của mô hình kinh doanh này trở nên dễ dàng hơn.

ưu điểm bếp trên mây cloud kitchen là gì

7. Nhược điểm của mô hình bếp trên mây (Cloud Kitchen) là gì?

7.1 Khó khăn khi xây dựng thương hiệu và cạnh tranh

Việc tham gia vào mô hình bếp trên mây thường rất khó để xây dựng thương hiệu. Chưa kể, thị trường F&B luôn biến động và có tính cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt là cạnh tranh về giá.

7.2 Phải đảm bảo công suất hoạt động

Khi đưa lên ứng dụng, cạnh tranh không tốt về giá là điều dễ hiểu. Chưa kể, chi phí trả cho bên giao hàng của các bếp nằm trong bếp ảo hiện khá cao. Ngoài việc phải trả phí thuê 35% và phí dịch vụ. Một số nhà hàng còn phải đạt một số đơn nhất định. Việc này buộc các đơn vị phải triển khai chương trình khuyến mãi, giảm giá. Do đó, các bếp trên mây cần cân nhắc nhân sự cũng như giá cả hợp lý để đảm bảo doanh thu tốt nhất.

7.3 Hạn chế trong quy trình chăm sóc khách hàng

Bản chất của mô hình bếp trên mây là giao hàng trực tuyến. Do đó, chăm sóc khách hàng cũng bị hạn chế. Nơi duy nhất khách có thể phản hồi là các ứng dụng. Ngoài ra, mô hình này cũng dễ bị sao chép, gặp nhiều rào cản về mặt kỹ thuật, quản trị… Thế nên, các nhà bếp trên mây cần có những thay đổi phù hợp. Hoặc cân nhắc đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng qua ứng dụng.

7.4 Bị phụ thuộc vào bên thứ ba

Công việc chủ yếu là chế biến. Do đó, bạn sẽ phải phụ thuộc vào tình hình hoạt động của bên thứ ba mà mình hợp tác. Nếu họ xảy ra sự cố thì đồng nghĩa nhà bếp của bạn cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, về lâu dài phí hoa hồng bạn phải trả cho bên thứ ba sẽ cao. Chưa kể, nhà hàng bạn bị chia sẻ khách hàng với đối thủ. Do đó, quản lý dữ liệu khách hàng trở nên khó khăn hơn.

nhược điểm bếp trên mây cloud kitchen là gì

Trên đây là một số nhược điểm của mô hình kinh doanh này. Tuy nhiên, sự bùng nổ công nghệ cùng các phần mềm hiện đại sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề. Xét cho cùng, Cloud Kitchen vẫn là mô hình tối ưu kinh phí và đa lợi nhuận nhất.

8. Một số mô hình Cloud Kitchen nổi bật ở Việt Nam

8.1 Grab Kitchen

Grab Kitchen là một gian bếp trung tâm, bên trong tập trung nhiều nhà hàng được lựa chọn

Grab Kitchen là một gian bếp trung tâm, bên trong tập trung nhiều nhà hàng được lựa chọn. Các nhà hàng có mặt trong “căn bếp” Grab Kitchen là những nhà hàng có đồ ăn ngon được yêu thích trên Grab Food. Nhưng lại chưa có chi nhánh tại quận huyện nơi đặt Grab Kitchen. Khi vào “căn bếp trung tâm” này, các nhà hàng sẽ bị Grab kiểm soát về chất lượng an toàn thực phẩm và quy trình chế biến món ăn. Tuy nhiên họ sẽ không phải trả tiền thuê mặt bằng.

Grab Kitchen là một gian bếp, nhưng không trực tiếp bán hàng cho khách

Mặc dù bên trong Grab Kitchen có rất nhiều bếp chế biến của các nhà hàng, nhưng họ không bán trực tiếp cho khách. Grab Kitchen là nơi mà các tài xế GrabFood đến để thực hiện đơn hàng cho khách mà không phải chờ đợi lâu. Điểm đặc biệt là tài xế Grab Food không cần phải ứng trước tiền hàng.

Khách hàng có thể đặt mua nhiều món ăn đồ uống trong một đơn hàng

Sự tập trung nhiều nhà hàng trong một địa chỉ Grab Kitchen cho phép khách hàng có thể đặt mua nhiều món đồ ăn thức uống khác nhau trong cùng một đơn hàng. Khác hẳn trước đây là phải đặt thành nhiều đơn và tốn nhiều lần tiền ship.

Grab Kitchen giúp thời gian giao hàng nhanh hơn

Nếu người dùng đặt nhiều món ăn trong một đơn hàng, thời gian giao hàng cũng sẽ tiết kiệm hơn nhiều. Theo thống kê của Grab sau giai đoạn thử nghiệm, thời gian giao hàng trung bình của các đơn hàng Grab Food giảm 20%

Giúp các nhà hàng mở rộng chi nhánh mà không tốn tiền thuê địa điểm

Hệ thống chi nhánh lớn giúp rút ngắn quãng đường giao hàng, tiết kiệm chi phí và thời gian. Ngoài ra, với địa điểm phân bố rộng khắp, sẽ tạo điều kiện giảm bớt tiền ship cho người dùng, do đó, số lượng đơn đặt hàng cũng sẽ nhiều hơn. Các nhà hàng trong Kitchen cũng không phải tốn tiền thuê địa điểm, tiền tiếp thị giao hàng. Họ chỉ phải lo khâu chế biến theo quy định của Grab. Số tiền thu được từ các đơn hàng sẽ phải trích lại một phần cho Grab. Tuy nhiên, con số này là bao nhiêu phần trăm đã không được Grab tiết lộ.

grab kitchen

8.2 Tasty Kitchen

Nếu như Grab Kitchen chỉ đơn thuần là bên thứ 3, có trách nhiệm tìm kiếm và kết nối khách hàng với nhà hàng. Thì Tasty Kitchen lại đi theo hướng riêng, khác hoàn toàn với mô hình cũ đó. Tasty Kitchen sở hữu và chịu trách nhiệm toàn bộ chuỗi quy trình từ nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu tư đội ngũ đầu bếp. Thương hiệu cũng lựa chọn phân khúc khách hàng trung và cao cấp. Khác hẳn phần còn lại của thị trường giao món ăn và đồ uống. Có thể nói, Tasty Kitchen ứng dụng thành công mô hình Cloud kitchen với sự đầu tư lớn về thời gian và kinh phí.

Điểm độc đáo của Tasty Kitchen
  • Thực đơn đa dạng, nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ.
  • 8 bếp trưởng 5 sao nghiên cứu và phát triển.
  • Ứng dụng công nghệ AI trong kiểm soát chất lượng.
  • Giải pháp bao bì thân thiện môi trường.
  • Giao hàng nhanh chóng, tiện lợi.
  • Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
  • Hệ thống xử lý nước, cam kết an toàn xả thải ra môi trường.
Một vài hoạt động chính trong mô hình kinh doanh Cloud kitchen của Tasty kitchen
  • Nghiên cứu và phát triển thực đơn: Tasty Kitchen sở hữu bếp nghiên cứu và phát triển rộng 200m2 ở Quận 2 được đầu tư bài bản. Thời điểm cao nhất sở hữu 8 bếp trưởng 5 sao nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển.
  • Đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing:
    – Xây dựng Website (tastykitchen.vn) và các kênh mạng xã hội như Fanpage & Instargram.
    – Liên kết đa dạng ứng dụng giao hàng đồ ăn uy tín.
    – PR nhà hàng bằng việc khai thác uy tín thương hiệu đối tác.
    – Phát triển điểm phân phối offline như Cafe, khách sạn, toà nhà… hay online trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee…
  • Quản lý vận hành hàng ngày và phát triển điểm sản xuất & phân phối.

tasty kitchen

9. Một số lưu ý trước khi kinh doanh mô hình Cloud Kitchen

Cloud Kitchen (Ghost kitchen) sẽ là một gợi ý tuyệt vời khi bạn muốn startup trong ngành F&B. Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn bắt đầu mô hình kinh doanh hiệu quả hơn. Đừng bỏ qua nhé!

  • Chọn vị trí đặt bếp thông minh
    Đặt bếp của bạn ở khu vực đông dân sẽ khiến nhà hàng của bạn trở thành lựa chọn hàng đầu. Bán kính giao hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phí giao hàng. Vì vậy, khu vực đông dân cư sẽ kích thích khả năng mua hàng bởi chi phí phù hợp. Ngoài ra, họ sẽ dễ dàng thấy bạn trong danh sách gợi ý khu vực gần khách hàng trên ứng dụng giao đồ ăn.
  • Xây dựng thương hiệu mạnh
    Bạn cần định vị thương hiệu của mình trong lòng khách hàng. Khi không thể hiện diện trước mặt khách hàng, các thương hiệu có thể xuất hiện trực tuyến trên các nền tảng thực khách sử dụng. Không chỉ dừng lại ở website hay các trang mạng xã hội, các nhà hàng cần liên tục cập nhật và tương tác với khách hàng để kéo họ về với mình.
    Để tăng nhận diện và thu hút khách hàng, bạn cũng có thể cân nhắc hợp tác với các nhà hàng nổi tiếng không phải là đối thủ trực tiếp. Hoặc phối hợp linh hoạt giữa các phương thức marketing hiện đại và truyền thống để mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Tập trung vào sản phẩm, đừng quá tập trung vào khách hàng
    Điều này không có nghĩa bảo bạn đường quan tâm khách hàng. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm mới là điều cốt lõi giúp khách hàng ở lại với bạn.
  • Một vài loại giấy phép cần có trước khi bắt đầu kinh doanh
    Điều quan trọng là phải đảm bảo các giấy phép phù hợp để mở và vận hành nhà bếp trên đám mây một cách suôn sẻ. Một số giấy tờ như: Giấy phép kinh doanh, giấy phép an toàn thực phẩm, giấy phép xử lý thực phẩm,…
  • Quyết định thực đơn hấp dẫn
    Thực đơn là yếu tố lý tưởng tạo nên điểm khác biệt ấn tượng cho bếp đám mây. Các món ăn nên được chọn dựa trên nhân khẩu học và nhu cầu cụ thể của khách hàng. Để từ đó, quyết định mức giá phù hợp. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Ví dụ: nếu bạn đang định vị bếp đám mây của mình trong một khu dân cư, bạn nên cung cấp các bữa ăn gia đình. Thêm nữa, nên tránh đưa các món cầu kỳ vào thực đơn yêu cầu trình bày thực phẩm và bị sũng nước sau khi đóng gói.
  • Chọn thiết bị phù hợp
    Thiết bị cần thiết trong nhà bếp trên mây tùy thuộc vào loại hình ẩm thực bạn định cung cấp. Tuy nhiên, có một số thiết bị cơ bản phổ biến cho tất cả các nhà bếp thương mại. Chẳng hạn như: Thiết bị nấu ăn, thiết bị làm lạnh, thiết bị lưu trữ, thiết bị chuẩn bị thực phẩm,… và một số dụng cụ khác.
  • Tuyển dụng đủ, đúng nhân viên
    Thông thưởng, mỗi bếp trên mây sẽ yêu cầu 5-6 nhân viên phụ bếp. Ít nhất hai đầu bếp để chuẩn bị thức ăn và một vài người phụ giúp đóng gói và dọn dẹp. Khi số lượng đơn đặt hàng tăng lên, bạn luôn có thể thêm nhiều người hơn vào nhóm của mình.
  • Tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô
    Chất lượng của thực phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu được sử dụng. Do đó, việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp và tìm nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp là điều cần thiết. Để đảm bảo tiến độ giao hàng, hãy chọn các nhà cung cấp nằm gần nhà bếp đám mây. Và những người có thể cung cấp nguyên liệu thô kịp thời.

lưu ý khi kinh doanh cloud kitchen

Bếp trên mây (Cloud Kitchen) là gì? Chắc hẳn bây giờ mọi người đã có câu trả lời đầy đủ cho mình. Xu hướng có khả năng thay đổi cục diện của ngành F&B này có lẽ sẽ khiến thị trường nóng hơn bao giờ hết. Vì vậy, với những người có nhu cầu khởi nghiệp nhà hàng, hãy cân nhắc mô hình này. Đừng quên theo dõi Nhà Hàng Số để không bỏ lỡ những bài viết blog thú vị về ngành F&B nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

TOP 20+ nhà hàng nổi tiếng ở Sài Gòn đẳng cấp bậc nhất

Nhà hàng nổi tiếng ở Sài Gòn gây ấn...

Mê đắm với TOP 10+ quán cafe quận 10 siêu hot

TOP 10+ quán cafe quận 10 sở hữu không...

Top 11 nhà hàng ngon tại Hà Nội bạn nhất định phải thử

Ẩm thực tại thủ đô mang rất nhiều nét...

TOP 20 các món nhậu bình dân chiều lòng mọi dân chơi

Các món nhậu bình dân luôn là tiêu điểm...