Phần mềm quản lý nhà hàng giúp tối ưu quy trình vận hành và quản lý nhà hàng toàn diện, chuyên nghiệp và hiện đại
Phần mềm quản lý nhà hàng giúp bạn quản lý, tối ưu hiệu quả các khâu. Từ đó, phục vụ khách hàng tốt nhất. Hiện nay, ngày càng có nhiều phần mềm quản lý xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, phần mềm quản lý là gì? Lựa chọn sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh? Và đâu là những phần mềm quản lý uy tín, chuyên nghiệp? Còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số giải mã thắc mắc qua bài viết ngay dưới đây!
Nội dung
- 1. Thực trạng và xu hướng quản lý nhà hàng hiện nay
- 2. Phần mềm quản lý nhà hàng là gì?
- 3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng
- 4. Phân loại phần mềm quản lý nhà hàng
- 5. Nên dùng phần mềm quản lý nhà hàng miễn phí hay trả phí?
- 6. Các tiêu chí khi lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng
- 7. Top phần mềm quản lý nhà hàng tốt nhất đang được ưa chuộng hiện nay
1. Thực trạng và xu hướng quản lý nhà hàng hiện nay
Công nghệ phát triển, nhịp sống bận rộn, thói quen tiêu dùng của con người cũng dần đổi mới. Và hiện nay, xu hướng tiêu dùng nhanh được nhiều khách hàng theo đuổi. Họ ưa thích sự đổi mới và tiện dụng. Đặc biệt là áp dụng các giải pháp thông minh. Bởi vậy, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều hướng đến tự động hóa và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Những công việc mang tính chất thủ công sẽ dần được thay thế bằng công nghệ. Điều này giúp cho mô hình kinh doanh vận hành đồng bộ, nhanh gọn, tinh giảm, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa chi phí. Hơn nữa, ngành F&B tại Việt Nam là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn. Do đó, việc nhà hàng bắt kịp với thời đại công nghệ sẽ là tiền đề giúp bộ máy kinh doanh ngày một chuyên nghiệp và nâng cao giá trị và vị thế trong tương lai.
Quản lý một doanh nghiệp không hề dễ dàng. Từ lưu trữ lượng thông tin khổng lồ, thao tác đa tác vụ, quản lý khối lượng công việc lớn,… Nếu thực hiện thủ công sẽ rất mất thời gian, công sức, không hiệu quả, thậm chí còn rất dễ xảy ra sai sót. Và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kinh doanh. Vì vậy, đầu tư cho phần mềm quản lý nhà hàng chính là khoản đầu tư nhỏ nhưng hiệu quả cấp số nhân.
2. Phần mềm quản lý nhà hàng là gì?
Phần mềm quản lý nhà hàng được xây dựng nhằm hỗ trợ kinh doanh nhà hàng hiệu quả hơn, Bạn có thể dễ dàng xử lý các nghiệp vụ bán hàng và quản trị chuyên nghiệp. Tất cả các khâu đều được giám sát và theo dõi xuyên suốt. Từ đó, đảm bảo nhà hàng hoạt động trơn tru và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh. Nhờ vậy, bạn có thể tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phí.
Phần mềm này được thiết kế tích hợp siêu tiện ích. Một số tính năng phải kể đến như: gọi món và thanh toán, quản lý đơn hàng, phân quyền và quản lý nhân viên, theo dõi, thiết lập báo cáo doanh thu, chi phí hay kiểm soát nguyên vật liệu,… Ngoài ra, mỗi nhà cung cấp phần mềm có thể đưa ra một số tính năng khác nhau nhất định. Vì vậy, bạn có lựa chọn phần mềm phù hợp với mô hình kinh doanh và thực trạng hiện tại. Chưa kể, với xu hướng chuyển đổi số và quản lý từ xa, các nhà quản lý còn có thể theo dõi hoạt động kinh doanh mọi lúc mọi nơi mà không cần có mặt trực tiếp tại cửa hàng.
3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng đem lại nhiều lợi ích cho nhà hàng, bao gồm:
- Đối với chủ kinh doanh: Phần mềm quản lý nhà hàng trở thành một “trợ lý công nghệ” đắc lực. Với giải pháp này, từng bộ phận được tối ưu quy trình vận hành. Bởi vậy, có thể dễ dàng theo dõi các báo cáo số liệu thu chi và quản lý nhân sự chặt chẽ từ xa. Ngoài ra, chủ quán sẽ dễ nắm bắt tình hình kinh doanh hơn cũng như có cơ sở để đối chiếu, rà soát. Từ đó, hạn chế tối đa sai sót, thất thoát gian lận. Đồng thời, đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời ngay trên hệ thống. Chưa kể, chi phí nhà hàng phải chi trả được tối ưu do cắt giảm chi phí nhân sự đáng kể. Từ đó, bảo toàn doanh thu và dòng tiền.
- Đối với nhân viên: Nhờ phần mềm, tất cả các vị trí trong nhà hàng đều được loại bỏ thao tác thừa thãi. Khi đó, tốc độ làm việc phục vụ khách hàng trở nên nhanh chóng hơn. Chưa kể, áp dụng công nghệ tiên tiến giúp nhân viên giảm bớt áp lực công việc. Đảm bảo sự chính xác trong từng đơn hàng và gia tăng năng suất làm việc.
- Đối với khách hàng: Trải nghiệm khách hàng sẽ được nâng cao khi sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng. Các dịch vụ như order, thanh toán,… đều được thực hiện trên máy điện tử. Điều này chắc hẳn sẽ khiến khách hàng an tâm hơn bởi sự chuyên nghiệp và hiện đại. Hơn nữa, mọi thứ diễn ra nhanh chóng, chính xác cũng khiến thực khách hài lòng và dễ chịu hơn.
4. Phân loại phần mềm quản lý nhà hàng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm quản lý nhà hàng. Từ trong đến ngoài nước, mỗi phần mềm đều có nhiều tính năng ưu việt để hỗ trợ kinh doanh. Để giúp bạn lựa chọn được phần mềm ưng ý nhất, Nhà Hàng Số đã phân loại phần mềm dựa trên một số đặc điểm sau:
- Phân loại dựa trên chi phí: Phần mềm quản lý nhà hàng miễn phí thường chỉ đáp ứng một số nghiệp vụ cơ bản. Ngoài ra, độ ổn định kém và bảo mật không cao. Vì vậy, những quán ăn vỉa hè, nhỏ lẻ muốn tiết kiệm chi phí sẽ phù hợp hơn với loại phần mềm này. Phần mềm quản lý nhà hàng trả phí sở hữu nhiều tiện ích mở rộng hơn. Độ ổn định cao và đảm bảo bảo mật dữ liệu cho người dùng. Vì vậy, nó thích hợp với những nhà hàng có nhu cầu quản lý phức tạp để hoạt động kinh doanh trơn tru.
- Phân loại dựa trên nền tảng công nghệ: Phần mềm quản lý nhà hàng dạng On-premises có dữ liệu lưu trữ dữ liệu tại chỗ. Nó ở dạng đóng gói cài đặt trên máy chủ. Ổn định cao, bảo mật tốt, khả năng quản lý chuỗi hiệu quả. Tuy nhiên, phải trả phí một lần và phí triển khai cao. Phần mềm tính tiền dạng Cloud thì có dữ liệu lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây. Có thể sử dụng được trên nhiều thiết bị, chi phí rẻ nhưng tính ổn định không cao. Tiện lợi, dung lượng nhẹ, triển khai đơn giản và trả phí thuê bao theo tháng.
- Phân loại dựa trên nguồn gốc xuất xứ: Một số phần mềm quản lý nhà hàng nước ngoài như DCorp R-Keeper, Ocha,… Các phần mềm này đa dạng tính năng. Nhưng giá thành khá cao, đồng thời không có kết nối với các đơn vị đặt hàng, giao hàng và thanh toán điện tử trong nước. Các phần mềm trong nước cũng rất được ưa chuộng bởi giao diện thân thiện như iPOS.vn, Sapo, Misa CukCuk, KiotViet,…
- Dựa trên tính năng: Phần mềm quản lý bán hàng và Phần mềm quản lý nhân sự nhà hàng.
5. Nên dùng phần mềm quản lý nhà hàng miễn phí hay trả phí?
Chi phí luôn là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng. Một số phần mềm sẽ có các tính năng miễn phí. Tuy nhiên, để sử dụng các tính năng tiện ích hơn, các nhà hàng phải bỏ ra một khoản chi phí để có thể bắt đầu đi vào hoạt động. Bởi phần mềm miễn phí không thể giải quyết triệt để bài toán quản lý đặc thù của từng nhà hàng.
- Xét về giá: Khi sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng miễn phí, bạn sẽ không phải trả bất kỳ một khoản phí nào. Chưa kể, nó thường sẽ cho phép bạn dùng thử miễn phí trong một thời gian nhất định ban đầu. Sau đó yêu cầu trả phí cài đặt trọn gói hoặc trả phí theo tháng/năm.
- Xét về tính năng: Các phần mềm quản lý nhà hàng miễn phí thường chỉ hỗ trợ một số tính năng cơ bản. Để sử dụng những tính năng cao cấp hơn, bạn thường phải trả phí mới có thể sử dụng. Chưa kể, các tính năng không được cập nhật thường xuyên nên dễ xảy ra lỗi. Trong khi đó, các phần mềm trả phí sẽ cung cấp nhiều tính năng chuyên sâu giúp bạn quản lý nhà hàng đơn giản và hiệu quả hơn. Bởi vậy, cần liên tục nâng cấp các tính năng để đáp ứng yêu cầu quản lý thực tiễn.
- Xét về sự hỗ trợ trong quá trình sử dụng: Mức độ hỗ trợ của đơn vị cung cấp các phần mềm quản lý nhà hàng miễn phí thường kém hơn. Vì vậy, nếu có các vấn đề phát sinh thì sẽ khó nhận được sự hỗ trợ đầy đủ và kịp thời. Trong khi đó, các phần mềm quản lý nhà hàng trả phí luôn có đội ngũ kỹ thuật sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề.
Dĩ nhiên, phần mềm quản lý nhà hàng trả phí sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với phần mềm miễn phí. Hiện nay, chi phí đầu tư cho phần mềm quản lý nhà hàng chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ lớn hơn nhiều. Do đó, các nhà hàng không nên vì tiết kiệm tiền mà sử dụng các phần mềm kém chất lượng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới nhà hàng.
6. Các tiêu chí khi lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng
Có rất nhiều phần mềm quản lý nhà hàng hiệu quả và chuyên nghiệp trên thị trường, Tuy nhiên, tùy thuộc vào một số yếu tố, bạn nên cân nhắc lựa chọn. Bởi mỗi phần mềm lại có ưu và nhược điểm riêng để phù hợp với các phân khúc, quy mô nhà hàng khác nhau. Không những vậy, bạn còn có thể tiết kiệm chi phí với những tính năng không cần thiết. Nhìn chung, các tiêu chí lựa để lựa chọn sẽ dựa trên một số tính năng cơ bản. Cụ thể như sau
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng: Mức độ thân thiện với người dùng là tiêu chí đầu tiên cần lưu ý. các thao tác, tính năng trong phần mềm quản lý nhà hàng cần được thiết kế sao cho đơn giản và dễ hiểu. Từ đó, tiết kiệm thời gian làm quen cũng như hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra. Thêm vào đó, phần mềm có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với quy trình làm việc của nhà hàng.
- Quản lý tốt ca làm của nhân viên: Ngoài việc thể hiện năng suất làm việc của nhân viên theo ca. Phần mềm quản lý nhà hàng còn cho phép nhân viên quản lý ca làm việc của họ. Thông qua đó, nhân viên có thể điều chỉnh ca linh hoạt. Chẳng hạn như đăng ký, xin phép hoán đổi ca trực một cách chủ động.
- Tương thích với nhiều thiết bị: Thân thiện với người dùng chưa đủ. Phần mềm quản lý nhà hàng hiện nay cần cần tương thích với nhiều thiết bị khác nhau. Từ điện thoại, PC (máy tính)/ desktop đến laptop đến các hệ điều hành như: window (web), Android, iOS (app). Khi đó, việc quản lý từ xa mới đơn giản và hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn dữ liệu: Mức độ bảo mật thông tin của phần mềm là yếu tố không thể bỏ qua. Nếu các dữ liệu được cập nhật liên tục và hoàn toàn bảo mật. Điều này chứng tỏ chất lượng phần mềm cũng như uy tín nhà cung cấp.
- Có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình: Đội ngũ hỗ trợ là những người giúp chúng ta dễ dàng giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Bởi vậy, bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp sở hữu đội ngũ nhiệt tình, dễ dàng liên hệ để xử lý các thắc mắc về lâu dài.
7. Top phần mềm quản lý nhà hàng tốt nhất đang được ưa chuộng hiện nay
Để bạn có cái nhìn trực quan hơn, Nhà Hàng Số đã tổng hợp top phần mềm quản lý nhà hàng dưới đây. Đây là những đơn vị uy tín và chuyên nghiệp nhất mà bạn có thể cân nhắc. Chúng tôi cũng liệt kê ra những ưu điểm và nhược điểm để bạn có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
7.1. DCorp R-Keeper
DCorp R-Keeper cung cấp giải pháp quản lý cho hơn 100.000 chủ kinh doanh F&B tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều khách hàng lớn của DCorp R-Keeper tại Việt Nam có thể kể đến như Golden Gate, Redsun, Wrap & Roll,…
- Ưu điểm:
Bên cạnh một số tiện ích sẵn có. Nền tảng và công nghệ hiện đại cho phép hoạt động trên đa nền tảng. Ngoài ra, nó còn có một số tính năng đa dạng, đầy đủ chuyên biệt cho F&B. Có thể kể đến như:
– Hệ thống POS order ổn định và khả năng order nhanh chóng trên mọi thiết bị
– Nền tảng bán hàng đa kênh (Omnichannel) theo quy trình khép kín chuyên nghiệp từ order – sản xuất – giao hàng – thanh toán – xác nhận & chấm điểm.
– Hệ thống hiển thị nhà bếp KDS giúp điều phối và xử lý order hiệu quả tại khu vực bếp.
– Phần mềm quản lý kho chuyên dụng cho ngành F&B.
– Hệ thống quản lý và tự động chăm sóc khách hàng thân thiết.
– Phần mềm quản lý đặt bàn chuyên biệt cho nhà hàng. - Nhược điểm:
Phần mềm quản lý nhà hàng DCorp R-Keeper có chi phí triển khai cao hơn nhiều. Ngoài ra, phần mềm cũng đòi hỏi thiết bị cấu hình cao, chi phí bảo trì, bảo dưỡng và nâng cấp. Bởi vậy, nó thường phù hợp với số ít nhà hàng. Chủ yếu dành cho với các chuỗi nhà hàng quy mô lớn có tiềm lực tài chính và nhu cầu quản lý phức tạp. Ngoài ra, mức độ am hiểu thị trường kém do hạn chế nhất định về văn hóa và nghiệp vụ nhà hàng tại Việt Nam.
7.2. iPOS
iPOS đang là một trong những lựa chọn hàng đầu. Đơn vị có tới 10 năm kinh nghiệm đồng hành cùng hơn 50.000 nhà hàng lớn nhỏ. Trong đó có thể kể đến một số thương hiệu lớn như The Coffee House, Cộng Cà Phê, Lẩu Phan, Vị Quảng,… Đây là đơn vị cung cấp các giải pháp quản lý bán hàng chuyên biệt và toàn diện dành cho ngành kinh doanh F&B tại Việt Nam.
- Ưu điểm:
iPOS có giao diện trực quan, dễ sử dụng và có thể linh hoạt điều chỉnh. iPOS.vn đang cung cấp 2 loại phần mềm quản lý nhà hàng là POS PC và FABi. So với chất lượng sản phẩm và dịch vụ đem lại, phần mềm có giá rất cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Chưa kể, iPOS có độ ổn định cao, tương thích với nhiều thiết bị cùng nhiều tính năng mở rộng. Các giải pháp tích hợp tạo thành hệ sinh thái công nghệ toàn diện giúp nâng cao hiệu quả vận hành cho các nhà hàng. Nếu có ý định kinh doanh lâu dài và phát triển mở rộng, iPOS chính là sự lựa chọn tiết kiệm và tối ưu chi phí hiệu quả. Phần mềm hỗ trợ mọi quy mô kinh doanh. Từ các nhà hàng nhỏ lẻ đến dạng chuỗi, từ đơn giản đến phức tạp. Chưa kể, iPOS còn sở hữu đội ngũ hỗ trợ tận tình. Sẵn sàng hỗ trợ 24/7 giúp xử lý kịp thời các vấn đề. Về vấn đề bảo mật, phần mềm quản lý bán hàng iPOS vẫn có xảy ra tình trạng thất thoát dữ liệu, sai số và hoạt động chưa thực sự mượt mà trên di động hoặc các thiết bị PC cấu hình yếu. Phần mềm hiện chưa phát triển các tools để check dữ liệu do đó tình trạng sai sót khi nhập liệu là hoàn toàn có thể xảy ra. - Nhược điểm
Phần mềm quản lý bán hàng iPOS vẫn có xảy ra tình trạng thất thoát dữ liệu, sai số. Bởi phần mềm hiện chưa phát triển các tools để check dữ liệu. Ngoài ra, iPOS khi chạy trên cầu hình yếu sẽ không mượt mà.
Lưu ý: Bạn phải đăng ký để nhận được thông tin về phiên bản dùng thử và giá của phần mềm trước khi đưa ra quyết định mua phần mềm.
7.3. CukCuk
CukCuk là phần mềm quản lý nhà hàng được phát triển bởi Công ty Cổ phần Misa. Một đơn vị có tiếng trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ cho lĩnh vực kế toán và quản trị doanh nghiệp. CukCuk nhanh chóng nhận được sự tin tưởng của nhiều chủ kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam.
- Ưu điểm:
Phần mềm CukCuk có giao diện đơn giản, sử dụng dễ dàng trên đa nền tảng. Phần mềm còn có tính năng phân chia theo nghiệp vụ. Bất kể ai đều có thể tham gia trực tiếp trong việc sử dụng và quản lý nhà hàng bằng phần mềm này:
– Cho quản lý: Quản lý nhân viên, nguyên vật liệu, mua hàng và công nợ
– Cho thu ngân: Quản lý đặt chỗ chặt chẽ, tránh sai sót
– Cho nhân viên phục vụ: Ghi order nhanh chóng, tiết kiệm nhân công
– Cho nhân viên bếp/bar: Quản lý chế biến hiệu quả, hạn chế thiếu sót
– Cho nhân viên chạy bàn: Trả món kịp thời, tránh để khách đợi lâu
– Cho nhân viên thu ngân: Tính tiền nhanh chóng, chính xác - Nhược điểm:
CukCuk có trả phí với các gói thuê bao từ 99.000đ – 299.000đ/tháng. Phí khởi tạo ban đầu là 1.500.000đ/tên miền. Để nhận hỗ trợ trong quá trình sử dụng phần mềm, bạn phải đăng ký thêm các gói tư vấn hỗ trợ qua điện thoại có trả phí. Ngoài ra, nếu có nhu cầu đào tạo trực tiếp, bạn cũng phải mua thêm các gói đào tạo. Ngoài ra, các tính năng của CukCuk cũng còn nhiều hạn chế.
Lưu ý: Bạn có thể dùng thử phần mềm miễn phí trong 15 ngày. Sau đó, bạn phải trả phí 99.000 VNĐ/1 tháng để sử dụng phần mềm.
7.4. KiotViet
KiotViet là thương hiệu rất quen thuộc khi nhắc đến phần mềm quản lý nhà hàng. Đây là sản phẩm của Công ty Cổ phần phần mềm Citigo. Đây cũng là sản phẩm được nhiều nhà hàng tin tưởng lựa chọn.
- Ưu điểm:
Phần mềm quản lý nhà hàng KiotViet đơn giản và dễ sử dụng. Dù sản phẩm là phần mềm kinh doanh bán hàng cho nhiều ngành nghề nhưng cũng sở hữu một số tính năng cần thiết cho nhà hàng:
– Order món ngay trên máy tính bảng, tiết kiệm thời gian cho nhân viên phục vụ.
– Màn hình real-time hỗ trợ khu vực bếp điều phối chế biến hợp lý, tăng tốc độ phục vụ món.
– Tạo hóa đơn nhanh chóng, thực hiện nhanh các thao tác như ghép bàn, chuyển bàn, tách hóa đơn.
– Theo dõi mọi hoạt động kinh doanh tại nhà hàng mọi lúc mọi nơi
– Không mất phí khởi tạo. Hiện tại phần mềm này có hỗ trợ dùng thử miễn phí trong 10 ngày. Sau đó sẽ yêu cầu trả phí theo tháng tùy theo gói dịch vụ 99.000đ/tháng và 229.000đ/tháng. Các gói đều không giới hạn tính năng và không mất phí khởi tạo. - Nhược điểm:
Vì KiotViet là phần mềm quản lý cho đa dạng lĩnh vực kinh doanh. Do đó, sẽ không tối ưu cho ngành nhà hàng. Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet phù hợp nhất với ngành thời trang và bán lẻ. Hơn nữa, KiotViet có kết nối mạng không ổn định khiến việc truy cập vào dữ liệu khó khăn hơn. Từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động vận hành của nhà hàng.
Lưu ý: Bạn có thể dùng thử phần mềm miễn phí trong 10 ngày. Sau đó, bạn có thể trả phí với các gói dịch vụ bao gồm:
- Gói hỗ trợ: 180.000 VNĐ/1 tháng. Gói này dành cho những mô hình kinh doanh nhỏ, cho người bắt đầu kinh doanh hoặc bán hàng online. Giới hạn cho 1 nhà hàng tối đa 3 người dùng.
- Gói chuyên nghiệp: 250.000 VNĐ/1 tháng/ Gói này dành cho những mô hình kinh doanh chuyên nghiệp. Giới hạn cho 1 nhà hàng không giới hạn người dùng. Trả thêm 180.000/1 tháng cho 1 chi nhánh.
7.5. Sapo FnB
Sapo cũng là một trong những đơn vị uy tín cung cấp nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho riêng lĩnh vực nhà hàng chuyên nghiệp, hiện đại. Phần mềm này đã có 14 năm kinh nghiệm với hơn 150,000 khách hàng.
- Ưu điểm:
Bên cạnh những tính năng cơ bản, Sapo FnB còn mang đến những giải pháp quản lý chuyên biệt cho nhà hàng như:
– Kiểm soát kho nguyên liệu hiệu quả, tránh thất thoát và gian lận.
– Quản lý nhân viên chặt chẽ bằng cách phân quyền sử dụng và theo dõi lịch sử bán hàng.
– Công nghệ điện toán đám mây giúp theo dõi hoạt động kinh doanh từ xa mọi lúc mọi nơi.
– Kết nối đối tác giao hàng, quản lý nhiều đối tác giao hàng trên cùng một giao diện.
– Cung cấp hệ thống báo cáo chi tiết giúp dễ dàng theo dõi hiệu quả kinh doanh.
– Nền tảng và thiết bị hiện đại.
Ngoài ra, Sapo FnB còn có phiên bản dùng thử. Hỗ trợ dùng thử miễn phí trong 15 ngày. Sau đó bạn sẽ trả phí tùy theo gói dịch vụ mà bạn sử dụng. Hiện nay, bên cạnh phí khởi tạo là 1.000.000đ, Sapo FnB đang cung cấp 2 gói dịch vụ Basic và Pro. Các gói dịch vụ Sapo FnB được bán theo năm. Và không hỗ trợ bán lẻ theo tháng. - Nhược điểm:
Sapo FnB vẫn còn lỗi và bị hạn chế một số tính năng chuyên biệt. Hơn nữa, nó chỉ phù hợp với mô hình nhà hàng nhỏ lẻ. Những mô hình nhà hàng lớn với quy trình quản lý phức tạp và chuyên sâu sẽ không được đáp ứng.
Lưu ý: Bạn có thể dùng thử phần mềm miễn phí. Sau đó, bạn phải trả phí với các gói dịch vụ bao gồm:
- Gói BASIC: 119.000 VNĐ/1 tháng, quản lý 1 nhà hàng, hỗ trợ cho 10 thiết bị.
- Gói PRO: 229.000 VNĐ/1 tháng, quản lý 1 nhà hàng, không giới hạn thiết bị và hỗ trợ quản lý chi nhánh.
7.6. PosApp
PosApp là phần mềm quản lý nhà hàng hỗ trợ người dùng quản lý các hoạt động. Nó phù hợp với mọi mô hình kinh doanh từ nhỏ lẻ đến chuỗi nhà hàng. Một số tính năng nổi bật của phần mềm:
- Dễ dàng quản lý từ xa với laptop hay điện thoại thông minh.
- Phù hợp với nhiều mô hình nhà hàng, quán ăn từ bình dân đến cao cấp.
- Tích hợp tính năng thanh toán bằng QR Code trên các ví điện tử thông dụng.
- Dễ dàng quản lý từ xa và đồng bộ hóa dữ liệu trên nhiều thiết bị.
- Kiểm soát nhập, xuất nguyên vật liệu, hàng hóa của nhà hàng.
- Có thế hoạt động ngoại tuyến.
- Quản lý báo cáo ca của nhân viên, báo cáo hóa đơn thanh toán, báo cáo kho,… Tất cả được thực hiện trên 1 tài khoản quản lý duy nhất.
- Quản lý xuất nhập kho, thu chi theo kì, thông tin khách hàng,…
- Cập nhật tình hình kinh doanh, chi phí theo ca của nhà hàng từ xa.
- Quản lý tiền thu theo ca, nhân viên. Phần quyền quản lý nhân viên.
- Quản lý chi tiết hóa đơn kể cả hóa đơn bị hủy.
- Nhược điểm
Mức độ cảm biến của PosApp chưa cao. Thay đổi giao diện trở nên tốn kém chi phí do không tự tối ưu được. Chưa kể, hầu hết các máy POS đều sử dụng Internet để kết nối quản lý. Do đó, khi không có sóng Wifi hoặc 3G/ 4G, việc sử dụng sẽ bị gián đoạn. Thậm chí, đôi khi sẽ không sử dụng được.
Lưu ý: Bạn có thể dùng thử phần mềm miễn phí trong 14 ngày. Sau đó, bạn có thể trả phí với các gói dịch vụ bao gồm:
- Gói cơ bản: 120.000 VNĐ/1 tháng giới hạn 3000 hóa đơn thanh toán/1 tháng. Không hỗ trợ quản lý tồn kho và thu chi của nhà hàng
- Gói phổ biến: 170.000 VNĐ/1 tháng không giới hạn hóa đơn thanh toán. Có hỗ trợ quản lý tồn kho và thu chi của nhà hàng
Có thể thấy, xét về những tính năng cơ bản, hầu hết các phần mềm quản lý nhà hàng hiện nay đều tương tự nhau. Điểm khác biệt nằm ở những giải pháp chuyên sâu. Cung như độ ổn định của phần mềm cũng như dịch vụ hỗ trợ đi kèm.
Phần mềm quản lý nhà hàng là kim chỉ nam để kiểm soát hiệu quả của việc kinh doanh. Hơn nữa, nó còn có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy theo dõi Nhà Hàng Số và cùng đón chờ những bài viết thú vị tiếp theo về giải pháp nhé!