Đổi mới tư duy, “hồi sinh” ngành F&B Việt Nam hậu Covid-19

Date:

Hậu Covid-19, ngành F&B Việt Nam ngày càng hỏi những bước chuyển đổi mạnh mẽ về tư duy kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu mới của người dùng

Ngành F&B Việt Nam nằm trong nhóm ngành tiêu dùng nhanh. Đây là ngành kinh tế quan trọng và có tiềm năng phát triển lớn. Tốc độ tăng trưởng được dự báo từ 5-6% trong giai đoạn 2020-2025. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp khiến nhóm ngành này phải chịu hậu quả nặng nề hậu Covid-19. Vì vậy, ngành F&B đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự đổi mới trong mô hình kinh doanh từ vận hành, cung ứng đến định vị thương hiệu kịp thời.

Khủng hoảng ngành F&B hậu Covid-19 và “lối thoát” đặt ra

Theo một khảo sát gần đây của Vietnam Report, trong hai năm 2020 – 2021, có đến 91% doanh nghiệp F&B bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các doanh nghiệp phải đối mặt với tình hình tài chính giảm sút nặng nề. Chi phí cho các chương trình khuyến mại, phòng, chống dịch và đặc biệt là chi phí thuê mặt bằng. Rất nhiều doanh nghiệp đã tinh giản nhân lực để cắt giảm tối đa chi phí nhân sự. Hơn nữa, trong giai đoạn bùng dịch, tại Hồ Chí Minh, lượng khách hàng giảm từ 30-50%. Doanh thu thậm chí giảm đến 80%. Và Hà Nội cũng không ngoại lệ. Chuỗi F&B có tiềm lực mạnh như Golden Gate cũng phải đóng cửa một số địa điểm kinh doanh.

ảnh hưởng đến ngành f&b
Những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt với Covid-19. Nguồn: Vietnam Report.

Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị vẫn chưa thể khắc phục ngay. Đầu ra, đầu vào phải phụ thuộc lớn vào thị trường quốc tế. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp buộc phải thực hiện tái cơ cấu sản xuất và mạng lưới phân phối để thích ứng với khủng hoảng.
Theo khảo sát Chỉ số người tiêu dùng tương lai của Ernst & Young vào giữa năm 2020, 89% người tiêu dùng có sự thay đổi trong cách thức mua sắm và 76% trong cách lựa chọn sản phẩm và dịch vụ. Xu hướng thay đổi toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu và thói quen tiêu dùng Việt Nam. Vấn đề đặt ra đòi hỏi hầu hết doanh nghiệp phải đối mặt và giải quyết bài toán định vị lại thương hiệu. Từ đó, tìm ra phương thức tiếp cận phù hợp.

Những bước chuyển mình “hồi sinh” ngành F&B Việt Nam

Đổi mới trong tư duy và tạo nên những bước “chuyển mình” là yêu cầu cấp thiết cho “sự sống còn” của vô vàn doanh nghiệp kinh doanh ngành F&B hậu Covid. Không chỉ thương hiệu lớn, các thương hiệu tầm trung và nhỏ cũng đang có những thay đổi mạnh mẽ về chiến lược kinh doanh cũng như định vị thương hiệu đáng kinh ngạc.
ngành f&b hậu covid

Mô hình kinh doanh áp dụng giải pháp công nghệ

Áp dụng công nghệ chuyển đổi số là giải pháp “cứu cánh” hàng đầu cho các doanh nghiệp. Quá trình số hóa nhằm tối ưu chi phí vận hành, mở rộng thị phần. Nhờ vậy, có thể gia tăng trải nghiệm và tương tác người tiêu dùng. Ông Đồng Mai Lâm, Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia chia sẻ: “Đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu khách hàng thay đổi đột biến vừa tạo thách thức vừa là cơ hội để các doanh nghiệp F&B đổi mới toàn diện. Tiềm năng thị trường F&B tại Việt Nam vẫn còn rộng mở. Để nhanh chóng phục hồi sau đại dịch và nâng cao sức cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ứng dụng các giải pháp công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa”.
Tận dụng “thói quen số” của người tiêu dùng, các mô hình kinh doanh có sự đổi mới rõ rệt về tư duy. Ứng dụng công nghệ, khai thác tối ưu nguồn lực dư thừa và cắt giảm chi phí vận hành được các doanh nghiệp vận dụng hiệu quả. Đặc biệt, nguồn khách hàng tiêu dùng online tiềm năng là “mảnh đất màu mỡ” để khai thác. Bởi F&B là ngành có tỷ lệ người dùng tăng cao nhất trong đại dịch (45%).
Tiếp tục, qua số liệu thống kê từ Payoo và các đối tác trong lĩnh vực F&B thì quý 1 năm 2022, thanh toán không tiếp xúc chiếm khoảng 38% trên khối lượng và chiếm 1/3 (33,5%) theo giá trị giao dịch. Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 4, thanh toán không tiếp xúc đang chiếm đến gần 44% tổng khối lượng giao dịch và chiếm gần 40% giá trị giao dịch (so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 27% và 28%).

bán hàng nền tảng online
Phân phối sản phẩm trên nền tảng online

Rất nhiều doanh nghiệp tăng cường đẩy mạnh trải nghiệm đa kênh phân phối online và offline. Chẳng hạn như:

  • Bán hàng, giao hàng trên Facebook, các sàn thương mại điện tử, ứng dụng giao hàng.
  • Thanh toán trực tuyến như ví điện tử Momo, Shopee Pay, QR code.
  • Phát triển các mô hình tổ chức tiệc outside (ngoài phạm vi nhà hàng).

Vốn nói không với các dịch vụ đặt hàng online, chuỗi nhà hàng Golden Gate cũng buộc phải thay đổi chiến lược. Hệ thống The Coffee House, RedSun, Starbucks cũng đẩy mạnh đầu tư cho nền tảng đặt hàng trực tuyến.

thanh toán trực tuyến
Thanh toán trực tuyến bằng mã QR Code

Các cửa hàng tích hợp tiện ích cũng đang dần thay thế mô hình kinh doanh truyền thống. Chẳng hạn như mô hình bếp trên mây (cloud kitchen, air kitchen), co-working space (văn phòng chia sẻ), mô hình cà phê lưu động hay mô hình ki-ốt cà phê trong chuỗi siêu thị, mô hình Kiosk, … Đây là những giải pháp xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với xu hướng hiện nay.
cloud kitchen
Mô hình kinh doanh Cloud Kitchen

Xu hướng thương hiệu định vị “vì sức khỏe”

Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe, đặc biệt thông qua ăn uống lành mạnh. Vì vậy, những sản phẩm sạch có giá trị bền vững là yếu tố được cân nhắc hàng đầu. Và kinh doanh các sản phẩm hữu cơ, tự nhiên là xu hướng phát triển không thể bỏ qua. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt và thích ứng kịp thời để tránh bị đào thải.

thực phẩm lành mạnh
Xu hướng theo đuổi thực phẩm lành mạnh

Sự kiện Digital Growth Summit diễn ra ngày 5/11/2021 với phiên thảo luận chủ đề “New Dawn”. Tai đây, ông Nguyễn Huy Hoàng – Giám đốc phát triển đối tác kinh doanh Lazada Việt Nam đã trình bày các xu hướng mới hình thành hậu đại dịch. Trong đó, sức khoẻ trở thành một trong ba mối quan tâm chính.
ADM OutsideVoice cũng công bố các xu hướng tiêu thụ thực phẩm. Những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới trong thời gian tới. Đó là tìm kiếm sự cân bằng giữa dinh dưỡng lành mạnh và sự hưởng thụ. Ngoài ra, cần chú trọng giải pháp phù hợp từng cá nhân, mua sắm dựa trên giá trị. Nói rõ hơn, đó là chọn hàng thiết yếu với nhãn hiệu, mức giá thấp hơn.
Theo các chuyên gia, thức ăn lành mạnh cho sức khoẻ không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn nguyên liệu chứa nguồn gốc động vật. Mọi người có thể sử dụng các loại thịt giàu vitamin, dưỡng chất. Đồng thời, hạn chế một số gia vị cùng cách thức nấu ăn phù hợp.
không gian lion city
Không gian nhà hàng Lion City

Tại Việt Nam, chuỗi nhà hàng Lion City là minh chứng rõ nhất cho xu hướng chuyển đổi này. Đó là thay đổi định vị thương hiệu từ “cao cấp” sang “vì sức khỏe”. Đây là thương hiệu chuyên về ẩm thực truyền thống Singapore. Và Harry Ang là chủ thương hiệu Lion City và Ok-lah. Người vốn nổi tiếng với phương châm “kinh doanh vì khách hàng”.
Ông chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi chỉ đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khách hàng có thu nhập cao. Cốt lõi khi chúng tôi phát triển Ok-lah rất rõ ràng: đảm bảo sự lành mạnh, bảo vệ sức khoẻ và vừa với túi tiền của hầu hết mọi người, khi Covid đã tác động tiêu cực đến thu nhập, nhu cầu thưởng thức bữa ăn thượng hạng và làm tăng nỗi lo lắng của mọi người về sức khỏe.”
cháo ếch lion city
Cháo Ếch Singapore, “đặc sản” của Lion City

Lion City đã cải tiến menu sử dụng nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng. Và chuyển đổi sang định vị “bình dân mới”. Dù tập trung vào phân khúc phổ thông hơn, Ok-lah vẫn luôn nhất quán với định hướng của Lion City. Đó là đặt hương vị cao cấp trứ danh Singapore làm kim chỉ nam để phục vụ “thượng đế”. Sự kết hợp hài hòa giúp quảng bá văn hoá ẩm thực truyền thống Singapore. Đặc biệt là được đông đảo bạn bè Việt Nam đón nhận.
định vị thương hiệu mới
Định vị thương hiệu mới Ok-lah

Trên đây là thông tin về những thay đổi mới trong mô hình kinh doanh ngành F&B tại Việt Nam đã được tổng hợp. Hãy theo dõi và cùng đón chờ những bài viết thú vị tiếp theo về Brand Story của Nhà Hàng Số nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

TOP 8 mô hình số hóa FnB và cách áp dụng trong kinh doanh nhà hàng

Mô hình số hóa Fnb là một giải pháp...

Chủ chuỗi nhà hàng Kichi-Kichi, Gogi đóng cửa 39 chi nhánh

Theo thông báo chính thức, ông lớn ngành F&B...

Đợt IPO của Zomato: “Cú hích” ấn tượng

Đợt IPO của Zomato thành công giúp Startup trở...

Tương lai của StartUps ngành F&B sẽ ra sao?

Tương lai của các StartUps ngành F&B ra sao?...